1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tại sao người Kurd cần Nga?

Người Kurd cần Nga giúp đỡ về quân sự và nhân đạo để tiêu diệt IS, mặc dù họ đang cũng với liên minh của Mỹ chiến đấu ở Mosul.

Thứ hai ngày 7/11, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế của chính phủ khu tự trị người Kurd trong lãnh thổ của Iraq, ông Falah Bakir nói rằng, ông đã đề nghị phía Nga viện trợ nhân đạo và giúp đỡ về quân sự. Các phóng viên tờ iReactor đã tìm hiểu nguyên nhân tại sao đại diện của Người Kurd ở Iraq lại quyết định chọn Nga mà không phải Mỹ.

Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu ở Mosul bị người Kurd coi thường
Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu ở Mosul bị người Kurd coi thường

Kurdisan là vùng đất của người Kurd ở Iraq sinh sống, đây cũng là khu vực tiếp giáp giữa Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran có tác động lớn đến Thổ Nhĩ Kỳ (bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đây là tổ chức bao gồm các thành viên của đảng PKK hỗ trợ nhóm khủng bố), khu vực này có một số căn cứ quân sự và có tiềm năng hợp tác kinh tế sâu sắc với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, trong khu vực này có đơn vị quân đội của Mỹ đóng quân, cho phép Washington tác động trực tiếp đến tình hình ở Trung Đông và tất nhiên trên cơ sở lợi ích riêng của Mỹ.

Các đơn vị người Kurd đã chứng minh những hoạt động của mình trong những năm gần đây luôn tuân theo nguyên tắc và có trách nhiệm cũng như việc họ sẵn sàng tham chiến chống lại lực lượng khủng bố IS ở Syria và Iraq. Trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Nga là quốc gia đi đầu và cũng là đồng minh của người Kura ở Iraq, vì vậy việc Nga giúp đỡ chính quyền tự trị của người Kurd ở Iraq là hoàn toàn tự nhiên và hợp lý.

Sự thất bại của liên minh do Mỹ đứng đầu trong thời gian qua cũng như sự toan tính mục đích chính trị của người Mỹ ở khu vực này khiến người Kurd luôn cảnh giác. Trong khi đó hoạt động của quân đội Syria với sự giúp đỡ của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga liên tiếp giành được nhiều thắng lợi quan trong, đây là ví dụ cho sự thành công và họ cũng không hề có ý định chống lại người Kurd, thậm chí Nga từng thông báo rằng họ tôn trọng quyền tự trị của người Kurd.

Vì vậy lãnh đạo người Kurd quyết định đề nghị hợp tác chặt chẽ với Nga và nhờ Nga giúp đỡ, điều này phản ánh thái độ tích cực của người Kurd đồng thời cho thấy tầm quan trọng cũng như uy tín của lực lượng quân sự Nga ở khu vực này hơn chính liên minh của mình đang hợp tác do Mỹ đứng đầu.

Trước đó, các phương tiên truyền thông phương Tây bóp méo hành động hỗ trợ nhân đạo của Nga và thậm chí các tổ chức nhân quyền đã cáo buộc Không quân Nga có những hành động vô nhân đạo. Trái ngược với truyền thông, hiện nay ở Trung Đông không chỉ có Syria mà còn người Kurd ở Iraq đã nhìn thấy được sự thật và yêu cầu sự giúp đỡ nhân đạo từ Nga.

Theo Nguyễn Đông

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm