1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Syria - bước đột phá chiến lược toàn cầu của Nga

Áp sát Thổ Nhĩ Kỳ, một mắt xích trọng yếu trong thế chiến lược của khối NATO, Nga đã kề lưỡi dao vào sườn phía Đông của NATO.

Syria - bước đột phá chiến lược toàn cầu của Nga - 1

Có thông tin cho rằng, Nga đã điều máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 đến Syria.

Chiến tranh lạnh kết thúc đồng nghĩa với chiến lược toàn cầu của Liên Xô hoàn toàn sụp đổ. Nga tiếp nhận hậu quả của Liên Xô để lại không gì ngoài cơ sở một tiềm lực quân sự hùng mạnh nhưng thế trận đã khác hẳn.

NATO, khối quân sự tồn tại từ thời chiến tranh lạnh vẫn phát triển bằng việc kết nạp những quốc gia Đông Âu và các nước trong Liên Xô cũ. NATO đang tiến về phía Đông để bao vây Nga, quyết “bẻ răng gấu Nga”, xâu xé chiếm đoạt tài nguyên dồi dào, đất đai rộng lớn nước Nga…của Mỹ-NATO.

Đồng thời với ý đồ đó là Mỹ-NATO quyết thay đổi chế độ 7 quốc gia còn sót lại trong chiến tranh lạnh mà trong đó có 2 quốc gia Trung Đông là Iran và Syria.

Mốc son ghi dấu bước ngoặt đặc biệt nhất của nước Nga là sự kiện Trung tá KGB Vladimir Putin trở thành Tổng thống năm 2000. Đã 15 năm, dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga đã nhẫn nhịn chịu đựng, giấu mình để phát triển kinh tế, đặc biệt là quốc phòng…nhằm phá vỡ thế kìm kẹp của NATO, lấy lại uy thế của một cường quốc quân sự nhất nhì thế giới.

Cho đến trước năm 2014, Mỹ-NATO làm mưa làm gió trên chiến trường Trung Đông. Tấn công Iraq, tấn công Lybia và ra điều kiện ngang ngược, phi lý, phi pháp cho Tổng thống Bashar Al-Assad của Syria phải ra đi…khiến Trung Đông rơi và hỗn loạn, tạo ra một cuộc khủng hoảng di cư, tị nạn đầy đau thương.

Đó cũng là khoảng thời gian Nga chỉ phòng thủ trước NATO. Liều thuốc “nắn gân Nga” tại Gruzia chưa đủ độ, Mỹ-NATO dùng “đòn đánh sở trường” tại Ukraine (Cách mạng màu, bạo loạn lật đổ chính quyền) để đẩy Nga ra khỏi Biển Đen.

Bắt đầu từ đây, giai đoạn phản công của Nga bắt đầu.

Trên chiến trường Syria

Mục tiêu của Mỹ-NATO đặt ra tại Syria không khác gì Lybia, song chiến thuật thì khác. Đó là Mỹ lấy danh nghĩa tấn công IS, thành lập liên minh 60 quốc gia không kích vào Syria, hỗ trợ cho lực lượng đối lập thân Mỹ, mượn tay IS…nhằm mục đích cuối cùng là lật đổ chính quyền Assad.

Ngay sau khi đã “đóng băng” cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đã chọn thời điểm thích hợp và bằng tất cả nguồn lực sức mạnh đè nén trong thập kỷ qua, Nga đã trực tiếp can thiệp quân sự vào Syria.

Đây là lần đầu tiên Nga tác chiến ngoài lãnh thổ không chỉ tấn công tiêu diệt các loại khủng bố (LIH) mà còn phản công vào Mỹ-NATO.

Đòn tấn công tiêu diệt các loại khủng bố…như thế nào thì đã rõ. Ở đây chúng ta quan tâm đến vấn đề là Nga đã phản công Mỹ-NATO như thế nào trên chiến trường Syria.

1- Bố trí thế trận theo hướng tấn công

Có thể nói trước đây Nga hoàn toàn bị động, chống đỡ, trước thế trận của Mỹ-NATO, Nga chỉ mới khôi phục lại một số tuyến tuần tra của máy bay chiến lược nhưng chưa triển khai lực lượng để tấn công trên các vùng chiến lược. Việc triển khai lực lượng ở Syria cho phép Nga áp sát vào sườn phía Đông của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thuộc khối NATO có lực lượng lớn nhất sau Mỹ, bằng 2 căn cứ xuất phát tấn công rất hiểm, lợi hại, là Latakia và Tartus, chỉ cách Thổ Nhĩ Kỳ 30km.

Điều thú vị là, khi các nước như Ba Lan, vùng Bantic thuộc khối NATO đang lo lắng chuyện Nga tấn công, “xâm lược”, Mỹ-NATO đang điều lực lượng đến đó thì đột ngột xuất hiện một lưỡi dao sắc bén kề sát vào sườn phía Đông của khối NATO.

Nga, trong sách lược đối ngoại quân sự sẽ không bao giờ từ bỏ sự ủng hộ giúp đỡ lực lượng người Kurd gây áp lực mạnh với Thổ Nhĩ Kỳ và nếu như có cuộc chiến tranh nóng, thông thường, xảy ra giữa Nga và Mỹ-NATO thì Thổ Nhĩ Kỳ là mặt trận trọng yếu. Mất Thổ Nhĩ Kỳ, NATO hoàn toàn lộ sườn phía Đông trong khi chân trái, trước của “gấu Nga” được tự do ở hướng đó.

Từ chỗ chủ quan, coi Nga bị mắc kẹt trong khủng hoảng Ukraine, Mỹ-NATO đã sai lầm khi lợi dụng con bài IS để làm sụp đổ Assad, coi Syria như “đồ chơi trong túi” nên tạo ra những lỗ hổng chiến lược trọng yếu mà Nga đã “chiếm quyền kiểm soát” tình hình khi nhanh chóng triển khai lực lượng chiếm các lỗ hổng chiến lược đó.

Cụ thể, khi Nga tuyên bố đòn tấn công phủ đầu mở màn chiến dịch không kích thì lực lượng Hải quân, Không quân Nga đã tạo ra một thế trận khép kín, liên hoàn, trên không cũng như trên biển không thể đảo ngược. Nga tung ra lực lượng mạnh, với trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, mới, khiến cho giới quân sự Mỹ-NATO từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và cuối cùng là hốt hoảng.

Vùng biển phía Đông Địa Trung Hải, một hạm đội Nga đang án ngữ kết hợp với lực lượng không quân trên căn cứ Latakia đã tạo ra một vùng cấm bay từ 100 đến 250 km. Cùng với việc bố trí hệ thống phòng không hiện đại trên đất liền mà Nga đưa sang, đúng như viên tướng Tư lệnh NATO đã nhận định, rằng, “Nga đưa hệ thống phòng không hiện đại sang Syria không phải để chống IS, vì IS không có không quân mà để chống chúng ta”, người Nga ít nhất đã thiết lập một vùng cấm bay bảo vệ được lãnh thổ chính quyền Damascus mà không quân Mỹ, liên minh không thể lợi dụng không kích IS để làm hại quân đội Assad, Hezbollah, dân quân người Kurd.

Thượng nghị sỹ Mỹ, ông Jon Mc Cain đe dọa “nếu Nga tấn công quân “ôn hòa” thì Mỹ trả đũa bằng không kích quân Assad là đã quá muộn khi Nga đã lường trước.

NATO phải họp khẩn khi máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mấy giây và một MIG-29 được cho là của Nga quấy phá, làm mù hệ thống Radar của 8 máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ…không phải là chuyện đơn giản chỉ liên quan đến Syria mà là chuyện sống còn khi mắt xích trọng yếu của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ bị đe dọa. Té ra, các nước vùng Bantic không gì so với Thổ Nhĩ Kỳ về vai trò, vị trí chiến lược

(Kỳ sau:  2- Lấy tác chiến trên chiến trường Syria để thực hành phương án tác chiến với NATO).

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

Syria - bước đột phá chiến lược toàn cầu của Nga - 2