1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Sự thật ít người biết về nữ hoàng Cleopatra

(Dân trí) - Nữ hoàng Cleopatra là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời cổ đại. Vị pharaông cuối cùng của Ai Cập đã mê hoặc thế giới hiện đại và là nguồn cảm hứng cho vô số các cuốn sách, vở kịch, các tác phẩm điện ảnh và 32 vở opera.

Hầu hết mọi người đều cho rằng Cleopatra đẹp nghiêng nước nghiêng thành, bà đã tự tử bằng rắn độc… Tuy nhiên chỉ có duy nhất một sự thật đúng: Cleopatra là một phụ nữ.

Trước tiên, bà không phải là người Ai Cập mà là người Macedonia.

Alexander Đại Đế (người Macedonia) đã xâm lược Ai Cập. Sau khi ông mất vào năm 323 trước Công Nguyên, quyền kiểm soát Ai Cập rơi vào tay Ptolemy, con trai Lagus - một quý tộc Macedonia.

Ptolemy đã xây dựng một đế chế kéo dài 3 thế kỷ và là người thân nước ngoài, trong đó có người Ai Cập. Cha mẹ của Cleopatra là 2 anh em ruột.

Trên thực tế, Cleopatra là pharaông đầu tiên của đế chế Plotemy học tiếng Ai Cập và cũng là pharaông cuối cùng của Ai Cập. Sau khi bà qua đời, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.

Sự thật thứ hai là Cleopatra không hề xinh đẹp. Dù thời cổ đại người ta có cái nhìn về sắc đẹp khác bây giờ.

Plutarch, một nhà văn Hy Lạp đã viết về Cleopatra khoảng 1 thế kỷ sau khi bà mất vào năm 30 trước Công nguyên trong cuốn sách Life of Antony (Cuộc đời Antony). Antony là một vị tướng La Mã Marc Antony và cũng là một trong số những người tình của Cleopatra.

Ông miêu tả Cleopatra “không hề hoàn mỹ hoặc gây chú ý”, “vẻ đẹp khó có thể nói nghiêng nước nghiêng thành”.

Cho đến nay người ta mới chỉ tìm thấy 10 đồng tiền xu có khắc hình Cleopatra vẫn còn ở trong tình trạng tốt. Theo như bức chân dung trên mặt đồng xu, Cleopatra có cái cổ to, mũi khoằm, tai dài còn cằm thì nhô ra. Cũng giống như tất cả các phụ nữ thời đó, Cleopatra cao 1,5m.

Cleopatra có thể nói 9 thứ tiếng và rất thông minh. Bà được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm.

Plutarch viết: "Lời nói của Cleopatra chứa đựng một sức mê hoặc khó diễn tả. Tài ăn nói, tính cách của bà thể hiện qua từng hành động. Giọng nói của bà thật ngọt ngào…".

Trí thông minh của Cleopatra đã được ca ngợi trong văn học A-rập và Ai Cập. Cleopatra đã xây dựng một đội quân hùng hậu, một hạm đội các tàu chiến để đối đầu với đế chế La Mã, giúp cho Ai Cập hùng mạnh và giữ được hòa bình.

Alexandria, thủ phủ của Ai Cập, khi đó là thành phố hiện đại bậc nhất trên thế giới. Alexandria có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám nghiệm tử thi, một thư viện và một ngọn hải đăng khổng lồ. Có thể nói đây là trung tâm thu hút các nghệ sĩ, nhà khoa học, kỹ sư và nhà văn tài năng trên khắp thế giới.

Tuy Cleopatra không thực sự xinh đẹp nhưng bà lại sở hữu những vũ khí lợi hại nhất để chinh phục trái tim 2 người đàn ông quyền lực nhất đó là Julius Caesar và Mark Antony.

Sự thật thứ 3 là con rắn gây ra cái chết của Cleopatra. Shakespeare có viết trong cuốn sách Antony và Cleopatra rằng Cleopatra chết do bị một con rắn mào cắn, con rắn này được lén mang vào phòng ngủ của bà trong một chiếc giỏ đựng sung.

Nhưng loài rắn đó không sống ở Ai Cập. Các nhà khoa học suy đoán đây có thể là một con rắn hổ mang, loài rắn phổ biến ở Ai Cập. Plutarch viết: “… Khi mở cửa, họ thấy bà đã chết, bà nằm trên một chiếc giường bằng vàng chung quanh trang trí các vật dụng của vua chúa”.

Vì vậy cho đến nay, người ta vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác giết chết Nữ hoàng sông Nile.

Khi Napoleon Bonaparte đánh chiếm Ai Cập, ông đã cho quân cướp phá các kho báu của Ai Cập trong đó có chiếc quan tài của Cleopatra. Sau này hầu hết các kho báu đều được trả lại cho Ai Cập. Tuy nhiên thật tình cờ trong số đó lại không có chiếc quan tài của Cleopatra.

Vào những năm 1940, người Pháp đã tìm thấy chiếc quan tài của Cleopatra và họ đã thả trôi sông. Thật khó mà tưởng tượng Nữ hoàng sông Nile cuối cùng lại được yên nghỉ trên một dòng sông của Pháp.
 
Do xác ướp của Cleopatra không còn nên ngành khoa học giám định pháp y ngày nay không thể phục hồi khuôn mặt cho bà và khuôn mặt thật của Cleopartra sẽ vẫn mãi mãi là điều bí ẩn.
 
Đàm Loan
Theo ABC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm