1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Sự lựa chọn cứng rắn của Nga

(Dân trí) - Những người bạn phương Tây của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tan biến nhanh hơn tuyết mùa xuân ở Nga - và vì thế ông chủ cứng rắn của điện Kremlin không thể không bận tâm.

Trước hết, người bạn Đức Gerhard Schroeder của ông Putin bị bãi chức. Giờ đây, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, một người bạn khá thân, dường như cũng sẽ phải chịu chung số phận. Tổng thống Pháp Jacques Chirac, một đồng minh, đang lụn bại vì những vụ bạo động ở Paris. Còn Tổng thống Mỹ George W. Bush, người từng khẳng định ủng hộ "tấm gương" của ông Putin, lại chỉ đạo Nhà Trắng xung đột với Kremlin về mọi vấn đề từ chương trình hạt nhân của Iran được Nga ủng hộ tới vị thế dân chủ của Nga cũng như việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Như vậy, ba tháng trước khi chủ trì hội nghị các nền dân chủ công nghiệp Nhóm G-8, ông Putin trở thành một nhân vật cô độc.

 

Nhưng ông Putin có bận tâm và lo ngại tới mức nào? Câu trả lời là sự bận tâm này không phải là nhiều ở thời điểm giá năng lượng cao chót vót, trong khi Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu và là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới. Trong những năm 1990, chủ trương được áp dụng là "phương Tây hóa nước Nga" và trên cơ sở này Nga đã cố gắng có được những mối quan hệ đặc biệt với các nhà lãnh đạo châu Âu. Giờ đây, một mối quan hệ hoàn toàn thực dụng đang là sự lựa chọn đối với cả hai bên, trong đó Nga là một nhà cung cấp năng lượng quan trọng.

 

Hãy lấy ví dụ là các cuộc đàm phán cam go về việc Nga gia nhập WTO, với Washington là trở ngại chính, luôn viện dẫn những lo ngại về nền dân chủ và chính sách đối ngoại "Đại Nga" dưới sự lãnh đạo của Putin.

 

Ở những giai đoạn khác nhau, Nga tỏ ra hy vọng hồ sơ của mình sẽ được thông qua, rồi vỡ mộng và hiện giờ thì tỏ ra bất cần - minh chứng cho sự kiên quyết và tự tin mới của Moscow. Ngày 11/4, Boris Gryzlov, Chủ tịch Hạ viện Nga và là một chiến hữu với ông Putin, tuyên bố việc gia nhập WTO "không phải là điểm dừng cuối cùng". Nếu những điều kiện này không phù hợp với Moscow thì "Nga sẽ trì hoãn việc gia nhập trong thời gian dài".

 

Rõ ràng là Moscow đang quay lưng lại với phương Tây để chuyển sang những đối tác mới ở phương Đông, những đối tác cũng cần năng lượng của Nga - và ít câu nệ về sự chính sách đội nội cứng rắn của ông Putin. Ở phương Đông, Trung Quốc hay các nước Đông Nam Á, hoặc các nước Hồi giáo ở Trung Á khá hài lòng với vị thế của Nga. Quan điểm của họ về dân chủ cũng cũng khá tương đồng. Nga đang chuyển hướng sang phương Đông bỏi tự thấy mình ngày càng khác lạ với phương Tây.

 

Trên mặt trận phương Đông, Nga không chỉ xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Iran, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong những nỗ lực ngoại giao để thuyết phục Tehran từ bỏ bất kỳ tham vọng hạt nhân quân sự nào. Nga còn phản đối động thái của phương Tây gạt tổ chức Hamas của Palestine khỏi chính trường quốc tế bằng cách mời các nhà lãnh đạo Hamas đến đàm phán ở Moscow. Ngày 11/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã  lớn tiếng chỉ trích phương Tây vì cắt giảm viện trợ cho người dân Palestine.

 

Những hành động như vậy có thể làm mếch lòng phương Tây nhưng Nga biết rằng họ có thể đi con đường riêng của mình chừng nào họ còn là trạm bơm năng lượng cho châu Âu. Và thực tế là những nhà lãnh đạo mới ở châu Âu sẽ không thể nhìn xa hơn những vấn đề về năng lượng.

 

Nguyễn Phúc (theo AFP)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm