1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Siêu du thuyền của ông Saddam Hussein và số phận không ai ngờ

Chiếc siêu du thuyền Basrah Breeze của cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein, dài 82 m, sẽ trở thành “khách sạn di động” cho các thủy thủ làm việc ở cảng miền Nam nước này.

Basrah Breeze được đóng vào năm 1981 nhưng chủ nhân của nó chưa từng đặt chân lên con thuyền. Sau khi ông Hussein bị lật đổ hồi năm 2003, chiếc siêu du thuyền này về tay chính quyền Baghdad mới. Kể từ đó, Basrah Breeze gần như "chôn chân" tại cảng ở TP Basra, miền Nam Iraq.

Do không tìm được người mua nên trong vòng 2 năm trở lại đây, chính phủ Iraq đành để Basrah Breeze cho Trường ĐH Basra sử dụng, nhiệm vụ là chở các nhà nghiên cứu sinh vật biển đi tác nghiệp.

"Chiếc siêu du thuyền của cố Tổng thống Hussein đang trong tình trạng rất tốt. Hai động cơ và máy phát điện của nó vẫn hoạt động, chỉ cần bảo trì thường xuyên" - thuyền trưởng Abdul-Zahra Abdul-Mahdi Saleh nói với Reuters.


Siêu du thuyền Basrah Breeze. Ảnh: Reuters

Siêu du thuyền Basrah Breeze. Ảnh: Reuters


Buồng lái trên du thuyền. Ảnh: Reuters

Buồng lái trên du thuyền. Ảnh: Reuters


Nội thất bên trong. Ảnh: Reuters

Nội thất bên trong. Ảnh: Reuters

Mặc dù vậy, Baghdad hiện tại đã quyết định biến Basrah Breeze thành "khách sạn di động" để cho các thủy thủ ở khu vực cảng Basra làm nơi nghỉ ngơi. Phát ngôn viên cảng Basra Anmar al-Safi cho biết: "Cảng cần một chiếc thuyền làm trạm dừng chân và nghỉ ngơi cho các thủy thủ".

Basrah Breeze được một nhà máy đóng tàu của Đan Mạch chế tạo giữa lúc Iraq đang trong cuộc xung đột với Iran. Sau đó, chiếc du thuyền được chuyển đến Ả Rập Saudi – khi ấy là đồng minh của ông Hussein – để tránh các cuộc không kích vào TP Basra.

Nó tiếp tục được chuyển đến Jordan cho đến khi bị tòa án Pháp tịch thu ở khu nghỉ mát Nice và gửi về Iraq.

Siêu du thuyền của ông Saddam Hussein và số phận không ai ngờ - 4


Một số đồ vật trên du thuyền được trưng bày tại bảo tàng Barsa. Ảnh: Reuters

Một số đồ vật trên du thuyền được trưng bày tại bảo tàng Barsa. Ảnh: Reuters

Trong khi Basrah Breeze tránh được kết cục bi thảm cùng với ông chủ thì một con tàu "chị em" của nó, al-Mansur, bị máy bay Mỹ đánh chìm ở sông Shatt al-Arab.

Năm 2003, ông Hussein cho Basrah Breeze rời khỏi Umm Qasr, cảng lớn nhất của Iraq ở ngoại ô TP Basra, vì lý do an toàn. Thủy thủ trên thuyền được lệnh bỏ quân phục, vũ khí và đạn dược, giả làm thuyền dân sự trong trường hợp bị tàu chiến Mỹ bắt.

Basrah Breeze bao gồm phòng ăn, phòng ngủ, 17 phòng khách nhỏ, 18 cabin cho thủy thủ đoàn và một phòng khám. Nội thất trên du thuyền cực kỳ sang trọng và nó được định giá vào khoảng 30 triệu USD.

Theo Phạm Nghĩa

Người lao động