1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Quan chức Mỹ-NATO lại đưa tàu ngầm Nga lên mây xanh

Một Tư lệnh hải quân Mỹ-NATO vừa tuyên bố công khai trên truyền hình về mối đe dọa từ các tàu ngầm Nga.

Quan chức Mỹ-NATO lại đưa tàu ngầm Nga lên mây xanh - 1

Quan chức, học giả Mỹ đua nhau ca ngợi tàu ngầm Nga

Phát biểu trên truyền hình ngày 16-4, Tư lệnh hải quân Mỹ và NATO khu vực châu Âu-châu Phi, Đô đốc Mark Ferguson, đã tuyên bố thẳng thắn về sự nguy hiểm của các tàu ngầm thế hệ mới mà Nga đang sở hữu và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Kênh truyền hình Mỹ CNN cho biết, Tư lệnh Ferguson nhấn mạnh là hiện Moscow đang phát triển những mẫu tàu ngầm khiến cho Hải quân Mỹ ngày càng khó phát hiện và theo dõi, vì tàu Nga chạy êm, vũ trang tốt và có phạm vi hoạt động ngày càng lớn hơn.

"Những chiếc tàu ngầm mà chúng tôi theo dõi ngày càng khó nhận biết. Người Nga có hệ thống trang bị tiên tiến hơn, các tổ hợp tên lửa có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất từ ​​khoảng cách rất xa, các tàu có thể triển khai tại những khu vực ngày càng cách xa vùng lãnh hải đất nước".

Đô đốc Ferguson nhận xét rằng khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Nga đã được nâng cao, thể hiện ở việc các tàu ngầm hạt nhân của nước này thường xuyên ở trong trạng thái triển khai đội hình ở vùng biển xa.

Theo thừa nhận của vị tư lệnh Mỹ, giới quân sự nước này đang ngày càng lo ngại khi quan sát những mẫu tàu ngầm mới của Nga với đặc tính chiến đấu được cải thiện và trang bị vũ khí tối tân, đang ngày càng “gây nhiều phức tạp cho nhiệm vụ của hải quân Mỹ và NATO".

Ngoài các quan chức hải quân Mỹ, những chuyên gia quân sự độc lập của nước này cũng phải thừa nhận, sự nguy hiểm của hạm đội tàu ngầm Nga có thể đã vượt quá mức độ mà Mỹ và NATO từng biết đến dưới thời Liên Xô.

Tàu ngầm hạt nhân đa năng đầu tiên của đề án 885 “Yasen” là chiếc “Severodvinsk”
Tàu ngầm hạt nhân đa năng đầu tiên của đề án 885 “Yasen” là chiếc “Severodvinsk”

Mới đây, bình luận viên quân sự Dave Majumdar viết trên tờ “Lợi ích dân tộc” (National Interest) của Mỹ rằng, sau một thời gian dài tạm lắng do hậu quả việc Liên Xô sụp đổ, sự gia tăng hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương đã ngang bằng mức độ thời chiến tranh lạnh,

Các tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nga đã trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, vượt trội tất cả những gì mà lực lượng hải quân NATO hay Hoa Kỳ từng đối mặt trong chiến tranh lạnh làm khối này hoang mang lo ngại - tác giả dẫn tuyên bố của ông Clive Johnson, Tư lệnh hải quân NATO.

Phó Đô đốc này chỉ ra rằng, là thực tế đáng báo động, sự đầu tư của Moscow vào hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đã thu được hiệu quả. Không chỉ kế thừa và phát triển sự mạnh mẽ về vũ khí của Liên Xô, mà Nga đã có những bước nhảy vọt công nghệ xuất sắc.

Phương Tây liệt kê danh sách các tàu ngầm nguy hiểm của Nga

Trước đó, các quạn chức quốc phòng, chuyên gia quân sự và giới truyền thông Mỹ cũng đã đưa ra bản danh sách 5 tàu ngầm (cả tàu ngầm thông thường lẫn tàu ngầm hạt nhân) nguy hiểm nhất và có mức độ phổ biến nhất của Nga.

Đứng đầu danh sách là tàu ngầm hạt nhân Project 971 "Pike-B" (NATO gọi là Akula). Mặc dù không thể chạy êm như "đồng nghiệp phương Tây", tàu ngầm Akula vẫn là mối đe dọa thực sự, đặc biệt là sau một loạt cải tiến mới, ví dụ như khả năng mang các tên lửa hành trình Kalibr.

Tàu ngầm lớp Kilo (636) Rostov-na-Donu của Hạm đội Biển Đen
Tàu ngầm lớp Kilo (636) Rostov-na-Donu của Hạm đội Biển Đen

Đứng ở vị trí thứ hai là tàu ngầm diesel-điện dự án 877 lớp “Paltus” (NATO gọi là lớp Kilo). Hiện các tàu thuộc Project 877 vẫn đang phục vụ trong Hải quân Nga, cũng như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và các quốc gia khác. Chúng cũng được trang bị khả năng tấn công mặt đất rất mạnh.

Xếp vị trí thứ ba là tàu ngầm diesel đa mục đích Project 636 lớp “Varshavyanka” (NATO gọi là lớp Kilo nâng cấp-Improved Kilo). Tàu được nâng cấp từ dự án 877 có tốc độ nhanh hơn nhiều tàu tiền nhiệm. “Sát thủ thầm lặng” này hiện được coi là một trong những tàu ngầm diesel-điện êm nhất.

Chuyên gia Mỹ dành vị trí thứ tư cho tàu ngầm hạt nhân Project 955 "Borey". Các tàu ngầm hạt nhân chiến lược loại này được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa “Bulava”, có khả năng tấn công sang tận lãnh thổ nước Mỹ với các đầu đạn phân hướng không thể đánh chặn.

Ngoài ra, tàu ngầm hạt nhân đa năng đề án 885, lớp Yasen cũng là đối thử cực kỳ nguy hiểm và đầy bí ẩn. Cho đến nay, các chuyên gia quân sự phương Tây vẫn chưa xác định được hết những loại tên lửa mà nó có thể mang, ngoại trừ dòng tên lửa Kalibr-PL.

Các tàu ngầm Nga có thể hoạt động ở khắp các đại dương thế giới, tấn công hủy diệt kẻ dịch trên toàn cầu, từ các vùng biển thông thường trên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương hay từ dưới lớp băng dày của vùng Bắc Cực lạnh giá (Bắc Băng Dương).

Theo Toàn Thắng

Đất Việt