1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Phương Tây thừa nhận tăng Nga ''không có đối thủ xứng tầm''

Chuyên gia của NATO đánh giá, sự xuất hiện của xe tăng thế hệ mới ở Nga đã giảm đáng kể tiềm năng tác chiến lục quân của khối quân sự này

T-14 Armata không có đối thủ

''Không cường điệu khi nói xe tăng Armata là ''bước tiến đột phá lớn nhất'' trong lĩnh vực thiết kế xe tăng trong 50 năm qua. Thiết kế của dòng xe tăng mới mang lại một cảm giác đáng kinh ngạc'' - trích dẫn báo cáo của tình báo Anh.

Điểm đáng chú ý nữa của xe tăng Armata là việc áp dụng công nghệ vật liệu compusite tân tiến kết hợp với khả năng sử dụng đạn tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo chính giúp tăng đáng kể tầm bắn và hiệu quả tác chiến.

Đây lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện dòng xe tăng có tháp pháo tự động hóa hoàn toàn và không có người điều khiển. Cùng với đó, toàn bộ kíp lái được bố trí ở khoang bọc thép cách biệt nằm dưới thân xe ở phía trước.

Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót cho các binh sĩ. Tháp pháo có thể được trang bị pháo 152 mm, mạnh hơn so với những xe tăng hiện tại của NATO.

Ngoài việc được sản xuất bằng loại thép đặc biệt, T-14 Armata còn được trang bị hệ thống tự bảo vệ, có thể đánh chặn những tên lửa chống tăng loại có dẫn đường và những loại vũ khí chống tăng khác.

Bên cạnh đó, cơ quan tình báo Anh cũng bày tỏ nghi ngờ về khả năng của Anh khi đối phó với mối đe dọa là chiếc xe tăng mới của Nga. Cơ quan này đã đặt ra câu hỏi, tại sao chính phủ Anh không có kế hoạch, ít nhất là trong 20 năm tới về việc phát triển một cỗ máy có khả năng đối phó với Armata.

Clip xe tăng T-14 thể hiện khả năng bắn chính xác mục tiêu:

Đồng thời, theo ghi nhận của The Sunday Telegraph, cơ quan tình báo Anh giải thích rằng, không thể coi báo cáo này là tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng.

Xe tăng quân sự chủ lực T-14 Armata là chiếc xe tăng thế hệ thứ ba sau chiến tranh duy nhất trên thế giới, là sự phát triển trọn vẹn của Nga.

Đây là chiếc xe tăng được chế tạo trên cơ sở nền tảng hạng nặng toàn diện thế hệ mới Armata, mà trên đó có thể sản xuất xe tăng, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng, máy móc kỹ thuật, xe bọc thép hạng nặng, xe hỗ trợ tăng, trinh sát và điều khiển.

Xe tăng Armata được trang bị hệ thống radar tối tân (hiện cũng được dùng trên những chiếc tiêm kích tối tân của Nga) có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 100 km; và lớp vỏ bọc thép đặc biệt nhẹ hơn các loại xe tăng của phương Tây.

Báo cáo của tình báo quân đội Anh cũng công bố, trên khung gầm xe thiết giáp hạng nặng Armata, Nga sẽ phát triển thêm ít nhất 6 dòng phương tiện chiến đấu mới.

Với khả năng sản xuất khoảng 120 xe tăng Armata mỗi năm từ năm 2018, kết hợp với 2.500 xe tăng đang có trong trang bị và 12.500 xe ở trạng thái niêm cất, quân đội Nga hiện sở hữu lực lượng thiết giáp gấp 35 lần quân đội Anh.

Đồng quan điểm, chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược thuộc NATO Bell Barry đánh giá, sự xuất hiện của xe tăng thế hệ mới ở Nga đã giảm đáng kể tiềm năng tác chiến trên lục quân của khối quân sự này.

Không chỉ T-14 Armata

Không chỉ T-14 Armata được thừa nhận, mới đây một chuyên viên của tờ Stern (Đức) đã so sánh hai băng video, ghi hình đòn tấn công của tên lửa chống tăng vào xe tăng Mỹ M1 Abrams và xe tăng Nga T-90A và khẳng định rằng, xe tăng Nga phô diễn sự chắc chắn vượt trội nhờ lớp giáp bảo vệ tốt và hệ thống phòng thủ hiện đại.

Cụ thể, trước đây đã xuất hiện một đoạn băng video, trong đó ghi lại cảnh phiến quân Syria sử dụng loại tên lửa chống tăng TOW của Mỹ bắn trúng xe tăng T-90A của Nga do quân đội Syria điều khiển, nhưng chiếc xe tăng Nga không hề bị suy suyển.

Xe tăng Nga có hệ thống bảo vệ chủ động, ngay cả trong trường hợp tổ lái không tận dụng khả năng này thì chiếc tăng vẫn thể hiện rất bền chắc, khi tên lửa không thể xuyên thủng lớp giáp, trong khi chiến sĩ điều khiển kịp thời an toàn thoát khỏi buồng lái.

Ngoài ra, chuyên viên Đức còn nhận định, trong chiến dịch tái chiếm Mosul của các lực lượng vũ trang Iraq, liên minh do Hoa Kỳ cầm đầu chiếm ưu thế trên không, nhưng thành tựu trong các hoạt động mặt đất của quân đội Iraq và các lực lượng ủng hộ còn rất hạn chế.

Trong một đoạn video mà tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên truyền trên Internet cho thấy, một quả tên lửa chống tăng đã bắn trúng chiếc M1 Abrams của Mỹ, biến chiếc xe tăng hạng nặng cồng kềnh thành một ''quả cầu lửa'', cơ hội sống sót của kíp lái là rất thấp.

Video cho thấy, quả tên lửa phóng trúng vào phần dễ thương tổn nhất của chiếc M1 là khoang đạn dược, khiến chiếc xe bùng nổ.

''Chiếc xe tăng trị giá hàng triệu USD mà không có chút cơ hội nào chống lại một tên lửa cũ. Tại sao có thể như vậy?'' - tác giả bài báo đặt nghi vấn.

Theo Hoàng Giang/The Sunday Telegraph, Stern

Đất Việt