1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Phủ Thủ tướng Ấn Độ bị bán giá 800.000 USD

Hammond, một thương nhân giàu có tại thành phố thuộc bang Arkansas Mỹ, đã bỏ ra 800.000 USD để mua một tòa nhà hoành tráng ngay tại thủ đô New Delhi. Phi vụ giao dịch này hoàn toàn thông qua mạng và bên bán là một "Công ty nhà đất", nhưng tòa nhà rốt cuộc lại là dinh "Thủ tướng".

Hammond là ông chủ của một công ty tư vấn tại Little Rock, với hy vọng triển khai sự nghiệp tại châu Á, ông ta lập chương trình tới New Delhi, Ấn Độ, mở một công ty chi nhánh. Vì vậy, ông ta lần tìm trên mạng và vớ được nguồn thông tin về nhà đất tại New Delhi. Một mẩu quảng cáo có giá trị khiến ông hết sức chú ý, trong đó giới thiệu chi tiết: Một tòa nhà tại thành phố New Delhi, gồm 340 phòng lớn nhỏ và một vườn hoa rất rộng, hơn nữa “điện nước đảm bảo cung cấp 24/24 giờ trong ngày”.

 

Theo sàn giá thị trường nhà đất hiện tại ở New Delhi thì vào khoảng 800 – 1.000 USD/m2, thì mức giá của tòa nhà này là phải chăng, chỉ vào khoảng 800.000 USD.

 

Sau khi suy đi tính lại, Hammond lập tức lên mạng Internet liên hệ với “Công ty nhà đất” Ấn Độ nọ, bàn về việc mua bán tòa nhà. Khoảng 6 tháng sau, Hammond nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất và các giấy tờ khác có liên quan do “Công ty nhà đất” Ấn Độ gửi tới, theo thỏa thuận giữa đôi bên trước đó, Hammond phải gửi 800.000 USD vào tài khoản tại một ngân hàng trên đảo Kemen (vùng biển Caribe).

 

Hạ tuần tháng 3/2005, Hammond đáp máy bay tới New Delhi để “xem ngôi nhà mình mới mua”. Khi bước gần tới trước tòa nhà, bỗng ông phát hoảng khi thấy trước cửa lớn và chung quanh tòa nhà có nhiều cảnh sát vũ trang Ấn Độ súng lăm lăm trên tay đứng gác, hỏi dò mới hay đây chính là dinh Thủ tướng Ấn Độ.

 

Sau phút choáng váng, biết bị lừa ông  ta bình tĩnh trở lại và vội vã trình báo sự việc với nhà chức trách Ấn Độ. Ngay sau đó, Cục Tình báo Ấn Độ nhận được lệnh phải tiến hành điều tra truy tìm thủ phạm gây ra vụ lừa đảo trên. Họ sơ bộ nhận định, đây lại là một “kiệt tác” nữa của “Băng nhóm lừa đảo trên mạng”. Băng nhóm lừa đảo này trước kia từng đưa lên giới thiệu, rao bán trên mạng những công trình xây dựng độc đáo trên thế giới như đền thờ tại Mahal của Ấn Độ, tháp Eiffel Paris của Pháp, thậm chí cả tòa nhà số 10 Downing Street London, Phủ Thủ tướng Anh và cả điện Kremli, Nga.

 

Một sĩ quan Cảnh sát Ấn Độ cho hay: "Băng nhóm lừa đảo này có thể là một tổ chức phạm tội mang tính quốc tế và rất có thể chúng nằm ngoài lãnh thổ Ấn Độ". Theo kết quả điều tra của Cục Tình báo Ấn Độ và Cục Điều tra liên bang Mỹ thì tài khoản của ngân hàng nọ trên đảo Kemen đã không còn tồn tại nữa, toàn bộ tiền trong tài khoản cũng đã bị rút hết từ lâu. Bởi luật pháp địa phương tiến hành giao dịch tại ngân hàng, một vị luật sư được ủy thác tiến hành giao dịch trong vụ này cho hay, ông ta chỉ nhận sự ủy thác của khách hàng qua một cú điện thoại tới khi kết thúc phi vụ giao dịch, ông ta vẫn chưa một lần được giáp mặt ông khách hàng này. Bởi không có lấy một chứng cứ nào về kẻ tình nghi phạm tội, nên việc phá án của phía cảnh sát là vô cùng khó khăn

 

Theo Bùi Hữu Cường

An ninh thế giới/Thời báo Hoàn cầu