PhotoStory

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá "thành phố súng đạn" Tula

Thực hiện: Tiến Tuấn - Nguyễn Bình

(Dân trí) - Sau thành công tại trường bắn, trải nghiệm 14 loại súng hiện đại ở ARMY-2024, Cục Thiết kế KBP mời đoàn phóng viên quốc tế tới thăm Tula, một trong những cái nôi của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 1
Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 2

Tại triển lãm, đại diện Cục Thiết kế giới thiệu với phóng viên những sản phẩm chủ lực hiện đại nhất vừa ra lò, đã và đang đóng vai trò là xương sống trong kho vũ khí của lực lượng vũ trang Nga. Ấn tượng nhất là tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir SMD-E, tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Kornet và bệ phóng tên lửa phòng không vác vai Verba.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 3

Khu trưng bày tại ARMY-2024 các loại vũ khí được sản xuất từ "thành phố súng đạn" Tula.

Phóng viên Dân trí trải nghiệm bắn đạn thật 14 loại súng ở ARMY-2024 (Video: Tiến Tuấn - Nguyễn Bình).

Nhìn trên bản đồ, thành phố Tula cách thủ đô Moscow chừng hơn 200km về phía nam và cách vùng Kursk gần 400km về phía bắc. Khi biết từ thành phố này đến khu vực xảy ra giao tranh vài trăm kilomet, đâu đó có phóng viên bày tỏ sự hồi hộp, nhưng chứng kiến mọi người và nhất là các thành viên Ban tổ chức vẫn vui vẻ nói cười, không hề tỏ ra bất cứ sự lo lắng nào, họ đã yên tâm trở lại.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 4

Đúng 6h xe đón đoàn xuất phát từ khách sạn. Sáng sớm, đa phần người dân Moscow vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ, phố xá vắng vẻ, ô tô cá nhân thưa thớt, xe của chúng tôi lướt nhanh, thẳng tiến về hướng nam.

Do mấy ngày liền liên tục tác nghiệp, ghi hình tại ARMY-2024 trong Patriot Park khổng lồ rộng 5.400 héc-ta, ai nấy đều mệt nên ngủ thiếp đi. Lúc tỉnh dậy, đã là gần 9h sáng, xe vẫn đang chạy, các biển báo liên tục trôi qua cửa kính ô tô, chợt có một tấm biển thu hút sự chú ý của mọi người: Cách Kursk 328km, nghĩa là chúng tôi còn cách biên giới hành chính vùng đang xảy ra chiến sự có chừng đó thôi. 

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 5

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là điền trang Yasnaya Ployana nằm ở ngoại ô Thành phố Tula. Đây là nơi đại thi hào Lev Tolstoy sinh ra, lớn lên và gắn bó cả cuộc đời sáng tác văn học, tạo nên những tác phẩm vĩ đại cho nhân loại, trong đó có kiệt tác Chiến tranh và hòa bình.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 6

Sau khi thăm ngôi nhà ông từng sống, chúng tôi đã xúc động ghi lại đôi dòng cảm nghĩ vào cuốn sổ của Khu bảo tồn, rồi men theo con đường nhỏ đi xuống thung lũng, nơi ông an nghỉ.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 7

Khi qua đời năm 1910, thi hài của ông đã được đưa về chôn cất ngay tại điền trang này. Càng bất ngờ hơn lúc được tận mắt chứng kiến nơi ông an nghỉ lại là nấm mộ cỏ rất khiêm tốn chứ không phải là một khu lăng mộ hoành tráng.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 8

Phóng viên Dân trí đã đặt hoa viếng ông. Ít ai hình dung được rằng nhà văn vĩ đại Lev Tolstoy lại có cuộc sống giản dị đến thế và nấm mộ cỏ này chắc chắn sẽ để lại câu hỏi lớn cho nhiều du khách.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 9

Lãnh đạo Cục Thiết kế bày tỏ lời xin lỗi chân thành rằng dù rất muốn mời các phóng viên vào thăm cơ sở nhưng vì những lý do khách quan nên điều này chưa thể thực hiện được. Chúng tôi ai cũng hiểu, quân đội Nga và ngành công nghiệp quốc phòng nước này nâng cao mức độ bảo mật nhằm đảm bảo an toàn, không để xảy ra sự cố bất ngờ.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 10

Kế đó, chúng tôi được mời sang thăm Bảo tàng Vũ khí Tula. Đây là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Nga trưng bày những phát minh về vũ khí từ cuối thế kỷ 16. Bà giám đốc bảo tàng đã đích thân đón chúng tôi ngay từ cửa rồi cùng lãnh đạo Cục Thiết kế KBP đặt hoa tưởng nhớ các lãnh đạo nhà máy, những nhà phát minh đại tài đã mở đầu, gìn giữ và đưa Tula phát triển mạnh mẽ để xứng danh "thành phố súng đạn" của Nga.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 11

Ngay khuôn viên bên ngoài, hàng loạt sản phẩm tinh hoa đã được trưng bày trang trọng như tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad, BM-27 Uragan, tổ hợp radar phản pháo Zookpark-1, các loại xe tăng, thiết giáp.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 12
Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 13
Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 14

Việc sản xuất súng trên quy mô lớn ở Tula được bắt đầu từ năm 1712 khi Peter Đại đế mở nhà máy vũ khí quốc doanh ở đây. Trong Chiến tranh Thế giới II, Bảo tàng đã được sơ tán về vùng Ural và trở lại trưng bày ở cố hương vào tháng 12/1945.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 15
Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 16
Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 17

Khi biết chúng tôi đến từ Việt Nam, hướng dẫn viên của bảo tàng hào hứng kéo cả đoàn sang khu trưng bày súng AK - một trong những sản phẩm chủ lực của thành phố Tula - và xúc động bày tỏ nhờ các bạn Việt Nam mà các loại vũ khí Liên Xô, đặc biệt là AK-47 nổi danh trên toàn thế giới với tư cách là loại súng tốt nhất mọi thời đại.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 18

Bà Giám đốc Bảo tàng Vũ khí Tula xúc động bảy tỏ lời cảm ơn chân thành tới các phóng viên quốc tế và nói chúng tôi sản xuất vũ khí là để gìn giữ hòa bình, muốn không có chiến tranh thì bạn phải có vũ khí mạnh để đối phương phải suy nghĩ nhiều lần trước khi hành động.

Khuôn viên xung quanh bảo tàng trồng nhiều vườn hoa hồng như muốn thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của "thành phố súng đạn" Tula.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 19

Trên đường trở về Moscow, đoàn chúng tôi ghé vào thăm một khu tượng đài nằm ở ngoại ô Tula, kỷ niệm chiến thắng của không quân Liên Xô trước không quân Phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945.

Phóng viên Dân trí đến gần vùng chiến sự, khám phá thành phố súng đạn Tula - 20

Giống như các đài tưởng niệm khác tại Nga, ngọn lửa bất tử cháy liên tục không tắt trên cụm cánh quạt máy bay đặt ở giữa khu tượng đài.

Phía trên các bức phù điêu là dòng chữ: "Các thế hệ con cháu đời đời tri ân các Anh hùng dân tộc".