1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Phi công Su-22 sống sót tiết lộ sốc

Phi công Su-22 Syria được cứu sống đã khẳng định Mỹ hỗ trợ khủng bố và lý do anh bị bắn hạ.

Như đã biết tối ngày 19/6 hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin từ quân đội Syria cho biết rằng, lực lượng quân đội do tướng Suhaila Al-Hassan chỉ huy đã tìm thấy và cứu sống phi công của máy bay bị bắn rơi.

Đại tá Ali Fahd đang ở trong bệnh viện, hiện tình trạng sức khỏe của ông đã qua cơn nguy kịch.


Phi công của Không quân Syria (Ảnh minh họa)

Phi công của Không quân Syria (Ảnh minh họa)

Đại tá Fahd được tìm thấy cách ở vị trí cách phía nam Raqqa khoảng 30 km. Chiến dịch giải cứu rất phức tạp bởi địa điểm phi công nhảy dù nằm sát các cứ điểm của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chiếm giữ. IS cũng được cho là đang tìm kiếm phi công này.

Sau khi ổn định tình hình, phi công này đã cho biết rằng, xuất hiện bằng chứng chứng minh lực lượng quân đội Mỹ ở Trung Đông không phải là để chiến đấu chống khủng bố IS mà là để bảo vệ chúng.

Điều này trở nên rõ ràng khi máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet của Mỹ tấn công Su-22 của ông trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu gần ngôi làng Al-Raqqa.

Vào đêm 19/6 lực lượng quân đội Syria đã tấn công vào khu vực nhằm tiêu diệt các nhóm vũ trang bất hợp pháp, bao gồm những kẻ khủng bố IS và lực lượng lính đánh thuê người Kurd, họ được hỗ trợ bởi quân đội Mỹ.

Lúc này phi công Ali Fahd đã bay tới khu vực này nhằm hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất.

Tuy nhiên Super Hornet đã sử dụng loại tên lửa “không đối không” (AA) tiêu diệt máy bay Su-22 của ông.

Các nhà phân tích ngạc nhiên rằng, tại sao Su-22 lại không thể phát hiện và né tránh loại tên lửa AA của Mỹ.

Tuy nhiên phi công sống sót đã cho biết rằng, Su-22 được thiết kế với mục tiêu chính là tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và phần lớn chỉ trang bị các loại vũ khí không đối đất.

Ngoài ra chúng ta cũng biết rằng việc không có radar khiến các phi công không thể phát hiện các mục tiêu trên không. Vì vậy khi phải tham gia vào những trận đánh trên không bất đắc dĩ, phần thua luôn thuộc về Su-22.

Hơn nữa lần này Su-22 của Không quân Syria đã bị máy bay F/A-18 của Mỹ bắn rơi trong một trận không chiến “bất ngờ, không báo trước” và theo xu hướng “đánh lén”. Điều này càng khiến Su-22 không có cơ hội để né tránh.

Sau sự kiện này các phương tiện truyền thông khác cũng đồng loạt đưa tin rằng, đến lúc này cho thấy Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để bảo vệ liên minh của họ, trong trường hợp này là lực lượng dân chủ người Kurd.

Ngoài ra một số nguồn tin cho biết rằng, một nhóm khủng bố - lực lượng đã chĩa súng vào Su-22, bao gồm các cựu thành viên IS và chúng được thành lập thành một tổ chức với tên gọi “Đội quân cách mạng”.

Lực lượng này được tổ chức và huấn luyện bởi hai thành viên của bộ phận hoạt động đặc biệt của CIA và Mossad của Israel.

Sau vụ bắn rơi Su-22 Syria, Bộ Quốc phòng Nga đã có hành động quyết liệt khi tuyên bố coi mọi vật thể bay trong khu vực không quân nước này hoạt động ở Syria là mục tiêu, đình chỉ bản ghi nhớ ngăn xảy ra các tai nạn trên không ở Syria với Mỹ.

Mỹ cũng tỏ ra thận trọng sau vụ việc và cho biết đã bố trí lại chiến đấu cơ tại Syria để có thể tiếp tục tấn công Nhà nước Hồi giáo (IS) và đảm bảo an toàn cho tổ bay nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về vị trí mới.

Tình hình Syria một lần nữa trở nên rất căng thẳng và khó lường.

Theo Nguyễn Giang

Báo Đất việt