1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Phát hiện hành tinh mới có thể có sự sống

Các nhà thiên văn học tại Đại học Hertfordshire - Anh và Đại học Goettingen - Đức vừa phát hiện một hành tinh quay quanh vì sao mang tên HD 40307 có khí hậu giống với trái đất.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 3 hành tinh quay quanh ngôi sao HD 40307 nhưng chỉ có một hành tinh nằm trong Vùng Goldilocks -  vùng xung quanh mặt trời, nơi có nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh cho trạng thái lỏng của nước tồn tại.

Hành tinh này được đặt tên là HD 40307g, theo tên ngôi sao HD 40307 nói trên, nằm cách Trái đất 44 năm ánh sáng.
 
Hình minh họa hành tinh mới quay quanh ngôi sao HD 40307 - Ảnh Space.com
Hình minh họa hành tinh mới quay quanh ngôi sao HD 40307 - Ảnh Space.com

HD 40307 lớn gấp 7 lần trái đất nhưng quỹ đạo gần giống với hành tinh chúng ta nên nó nhận được năng lượng mặt trời tương đương trái đất. Nhà thiên văn học Anh Hugh Jones xác nhận đây là hành tinh gần trái đất nhất thuộc vùng có thể có sự sống.

Cho đến nay, đã có hơn 800 hành tinh được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời nhưng chỉ có một số rất ít ngôi sao nằm trong Vùng Goldilocks.

Các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh HD 40307g khi khảo sát số liệu từ máy quang phổ HARPS được kết nối với viễn vọng kính của Đài Quan sát Nam Âu, đặt tại vùng sa mạc Atacama ở Chile.

Thiết bị HARPS có thể bắt được những thay đổi nhỏ về màu sắc ánh sáng đến từ một ngôi sao trong lúc ngôi sao này xê dịch do ảnh hưởng của trọng lực từ các hành tinh quay quanh nó. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật mới để lọc những tín hiệu phát ra từ chính ngôi sao đó.  
 
Theo L. Nguyễn
Người Lao Động/Reuters