1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Ông Trump một mình "đấu" cả thế giới

(Dân trí) - Cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc chỉ là một phần trong cuộc chiến thuế quan đa mặt trận với thế giới mà trong đó ông Trump là người khởi xướng.

Ông Trump một mình đấu cả thế giới - 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: New York Post)

Nước lớn nào chưa bị đưa vào danh sách chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump? Trong cuộc chiến này, Trung Quốc nằm ở vị trí đầu bảng. Nhưng ông chủ Nhà Trắng cũng cứng rắn với Mexico, Canada, Liên minh châu Âu và thậm chí là Ấn Độ.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đã thoát khỏi “tầm ngắm” của ông Trump, nhưng Tokyo cũng chưa đạt được một thỏa thuận thương mại nào với Mỹ.

Mỹ đang bị "bắt nạt"?

Nhưng cuộc chiến thương mại của ông Trump không chỉ có Trung Quốc. Đó là một cuộc chiến thế giới đa mặt trận mà trong đó ông Trump là người khởi xướng, chủ động đối đầu với các lãnh đạo thế giới và quốc hội Mỹ, trong bối cảnh ông muốn thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc với phần còn lại của thế giới. Cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động đã gây ra những chấn động đối với nền kinh tế toàn cầu.

Bên trong nước Mỹ, các động thái của ông Trump đã khiến các công ty may mặc “hốt hoảng”. Các nông dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại đang tìm kiếm một khoản đền bù hỗ trợ trị giá hàng tỷ USD khác từ ngân sách, các công ty ô tô lo lắng chờ đợi các thuế quan riêng rẽ mà ông Trump đang cân nhắc. Thậm chí giá khoai tây cũng tăng chóng mặt.

Các hành động của Tổng thống Trump xuất pháp từ chính thông điệp của ông. Theo ông, Mỹ có thể là nền kinh tế lớn nhất và mạnh nhất thế giới, nhưng nước này đang bị “bắt nạt”.

“Chúng ta là một ngân hàng nhiều tiền mà ai cũng muốn lợi dụng và chúng ta không để điều đó xảy ra nữa”, ông Trump viết trên Twitter ngày 14/5.

Quan điểm rằng ông đang chiến đấu vì sự công bằng thương mại là tâm điểm trong cách nhìn nhận của ông về thế giới và ông cũng cho rằng tất cả những người tiền nhiệm đã hành động sai.

Ông Trump cũng muốn mọi người biết rằng mặc cho những gì mọi người đọc được trên báo chí về thuế quan và chống thuế quan, điều đang diễn ra với Trung Quốc không phải là một cuộc chiến thương mại, mà chỉ là “một mâu thuẫn nhỏ”, như lời ông nói ngày 14/5. Và Mỹ đang ở “cửa trên”.

Một điều nữa là, cũng theo quan điểm của ông Trump, nếu bạn không đối xử với Mỹ công bằng, bạn sẽ bị áp thuế.

Ông Trump dường như cố gắng khởi động một cụm từ mới hồi tháng 9 năm ngoái khi ông bảo vệ các mức thuế mà ông đang áp lên các sản phẩm nhập khẩu. “Họ sẽ bị đánh thuế”, ông nói về các quốc gia mà ông cho là không đối xử công bằng với Mỹ.

Câu nói đó giống như là “Bạn bị sa thải” trong cuộc chiến thương mại toàn cầu căng thẳng và kịch tích của ông. Một tuần sau đó, ông công bố áp mức thuế mới với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Gần đây nhất, ông đã tăng mức thuế đối với các hàng hóa này từ 10 lên 25%.

Trừng phạt các đối tác thương mại hàng đầu

Ba đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ lần lượt là Mexico, Canada và Trung Quốc. Tổng cộng, ba nước này chiếm 43% thương mại của Mỹ với các quốc gia khác. Ông Trump đã “tấn công” cả ba nước này với các thuế quan ở mức độ khác nhau, nhưng đến nay ông vẫn thất bại trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại mới. 

Hồi năm ngoái, ông Trump đã áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc và cảnh báo sẽ làm mạnh hơn nếu một thỏa thuận không đạt được cho tới tháng 3. Ông đã gia hạn hạn chót này hồi tháng 2. Nhưng giờ đây, với việc các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ, ông đang tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa từ trung Quốc và cân nhắc áp thêm 300 tỷ USD hàng hóa - tức là mọi mặt hàng mà Trung Quốc bán cho Mỹ.

Đó không phải là hạn chót duy nhất. Ngày 18/5 tới cũng là hạn chót để ông Trump đưa ra hành động đối với một báo cáo mà ông yêu cầu về khả năng áp thuế đối với các sản phẩm ô tô từ Mexico và châu Âu. Ông Trump có thể dùng mối đe dọa về thuế quan này trong cuộc các cuộc đàm phán thương mại với châu Âu, mặc dù các cuộc đàm phán này hầu như không tiến triển.

Khả năng áp thuế đối với ô tô cũng có thể gây ra các khó khăn với Mexico, nơi các hãng sản xuất ô tô của Mỹ đặt nhà máy. Mexcio cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Mỹ.

Nhiệm kỳ tổng thống của ông Trumg dường như chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy sự thống trị của Mỹ, đưa ra những lời cảnh báo, tìm kiếm sự nhượng bộ và áp thuế nhằm vào các đối tác thương mại của Mỹ. Thỏa thuận thương mại duy nhất mà ông Trump đạt được về mặt kỹ thuật tới nay là một thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc.

Cam kết của ông Trump nhằm xem xét lại và nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - ông Trump muốn gọi là thỏa thuận thương mại Mỹ, Mexico, Canada (USMCA) - cũng đang bị đình trệ một phần vì Nhà Trắng không kịp đưa thỏa thuận được phê duyệt trước khi đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện hồi tháng 1.

“Họ đối đầu với cả Canada và Mexico. Và thỏa thuận đã bị muộn”, cựu Đại sứ Mỹ tại Canada Bruce Heyman nói.

Việc có một quốc hội không hợp tác cũng khiến ông Trump khó khăn trong việc thúc đẩy một thỏa thuận nhiều tỷ USD khác hỗ trợ các nông dân bị ảnh hưởng vì cuộc chiến thương mại và thuế quan mà ông gây ra.

Ông Trump chắc hẳn hiểu được tầm quan trọng của tốc độ. Trong số những điều đầu tiên mà ông làm sau khi nhậm chức là chính thức rút khỏi TPP - một thỏa thuận thương mại gồm 11 quốc gia từng được đám phán kỹ lưỡng mà chính quyền Obama ủng hộ. Các quốc gia khác trong khu vực Thái Bình Dương đã tiếp tục TPP mà không có Mỹ.

Ông Trump đã hứa tìm kiếm các thỏa thuận đơn phương với các quốc gia, và ông làm điều đó không phải với cà rốt, mà với cây gậy và thuế.

An Bình

Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm