1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ông Putin không trả đũa, dùng đòn vô hiệu trừng phạt Mỹ

Thay vì trả đũa Washington, mà sẽ tạo sự cộng hưởng làm thiệt hại cho kinh tế Nga, Moscow sẽ xây dựng cơ chế có thể vô hiệu hoá tác hại...

Washington quyết luật hoá trừng phạt yếu tố Nga, Moscow chưa tính trả đũa

Ngày 14/6, với tỷ lệ ủng hộ áp đảo, 97 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Dự luật trừng phạt Nga không cho phép tổng thống Mỹ đơn phương nới lỏng hoặc hủy bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước Nga.

Trong trường hợp muốn can thiệp vào các biện pháp trừng phạt Nga, người đứng đầu Nhà Trắng phải được sự chuẩn thuận của Quốc hội.

Nội dung Dự luật cũng quy định bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhằm vào Nga do chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra cũng không được phép gỡ bỏ, nếu chưa có sự thông qua của Quốc hội.


Thượng viện Mỹ thông qua Dư luật trừng phạt Nga là một thất bại về chính trị

Thượng viện Mỹ thông qua Dư luật trừng phạt Nga là một thất bại về chính trị

Ngoài ra, dự luật cũng mở rộng các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các thành phần chính trong nền kinh tế Nga, bao gồm khai khoáng, kim loại, vận tải biển và đường sắt.

Đặc biệt, Dự luật cũng quy định các biện pháp trừng phạt đối với những công dân Nga tham nhũng, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cung cấp vũ khí cho lực lượng của chính phủ Syria và các đối tượng thay mặt chính phủ Nga tiến hành các hoạt động tấn công trên không gian mạng.

Dự luật trừng phạt Nga còn phải trải qua hai thủ tục mang tính pháp lý nữa là được Hạ viện Mỹ thông qua và được Tổng thống Trump ký, thì mới trở thành luật và chính thức có hiệu lực.

Theo giới phân tích, khả năng Dự luật trừng phạt Nga trở thành luật là khá cao, ngay cả khi Tổng thống Trump thực hiện quyền phủ quyết của mình đối với dự luật này.

Phản ứng với động thái của Thượng viện Mỹ, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng liên bang Nga Vladimir Dzhabarov, cho biết:

“Chúng tôi vẫn đang chờ đợi quyết định cuối cùng của Quốc hội Mỹ và xem xét phản ứng của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, nếu dự luật này có hiệu lực, chúng tôi sẽ lên tiếng”.

Thư ký báo chí của tổng thống Nga Dimitry Peskov thì cho biết, chính phủ Nga cố gắng tránh đưa ra các lệnh trừng phạt để đáp trả việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật gây bất lợi cho Moscow, thay vào đó sẽ chờ đợi cho tới khi dự luật này chính thức có hiệu lực.

Về phần mình, khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Rossiya1, Tổng thống Vladimir Putin nhận định dự luật trừng phạt của Mỹ chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước, tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để cân nhắc đến việc trả đũa.

“Điều này thực sự sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ Nga – Mỹ. Tôi nghĩ đó là hành động gây hại. Tuy nhiên, vẫn cần phải xem tình hình sẽ tiến triển thế nào và thực sự còn quá sớm để nói về một biện pháp đáp trả”, ông Putin thể hiện quan điểm.


Tổng thống Putin đã thể hiện sự cao cơ khi không trả đũa việc Tổng thống Obama trừng phạt ngoại giao Nga

Tổng thống Putin đã thể hiện sự cao cơ khi không trả đũa việc Tổng thống Obama trừng phạt ngoại giao Nga

Còn nhớ ngày 29/12/2016, Tổng thống Obama đã ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga vì bị cáo buộc làm gián điệp, áp đặt trừng phạt với hai cơ quan tình báo khác của Moscow vì cáo buộc xâm nhập vào các tổ chức chính trị Mỹ, đồng thời đóng cửa hai cơ sở Nga trên lãnh thổ Mỹ.

Chưa đầy 24 tiếng sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra đề xuất trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ, gồm 31 người tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow và 4 người thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ ở St. Petersburg.

Bộ Ngoại giao Nga cũng dự định cấm các nhà ngoại giao Mỹ sử dụng một khu nhà nghỉ ở phía tây Moscow và một nhà kho ở phía bắc thành phố này. Ngoại trưởng Nga hy vọng Tổng thống Putin sẽ đồng ý đề nghị này ngay lập tức.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin lại không đồng ý trục xuất bất cứ nhà ngoại giao nào của Mỹ. Ông Putin cho biết hành động tiếp theo của Nga sẽ phụ thuộc vào thái độ của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump, chứ không phải là ông Obama.

Hành động đó của nhà lãnh đạo Nga được giới phân tích nhìn nhận là thể hiện sự cao cơ của Putin đối với Obama và được xem là món quà rất giá trị chào mừng tân Tổng thống Trump nhậm chức, qua đó kỳ vọng quan hệ Nga – Mỹ sẽ giảm nhiều sóng gió.

Thực tế thì lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại, quan hệ giữa Moscow và Washington liên tục gia tăng căng thẳng và nay món quà Putin tặng Trump đã không những không được khai thác theo hướng có lợi mà còn nguy hại hơn là có nguy cơ bị luật hoá.

Vậy mà Moscow vẫn không có ý định đáp trả Washington!

Sao Moscow không có ý định trả đũa việc luật hoá trừng phạt của Wasington?

Có thế nhận định ngay rằng, về mặt chính trị, việc luật hoá trừng phạt “yếu tố Nga” liên quan đến tình hình chính trị và tình hình nội trị của nước Mỹ là một thất bại của Washington.

Việc luật hoá trừng phạt Nga là một sự mặc định của Wasington là Moscow có tác động tới chính trị và nội trị của nước Mỹ, song Putin tác động theo cách nào thì không thể xác định nên không thể trả đũa, do đó luật hoá trừng phạt cho an toàn.


Những nhà lập pháp Mỹ không đủ kiên nhẫn làm theo lời khuyên của cựu Ngoại trưởng John Kerry trong việc tìm ra cơ chế tác động của Putin

Những nhà lập pháp Mỹ không đủ kiên nhẫn làm theo lời khuyên của cựu Ngoại trưởng John Kerry trong việc tìm ra cơ chế tác động của Putin

Những nhà lập pháp Mỹ đã không đủ kiên nhẫn làm theo lời khuyên của của cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là hãy tìm cách hiểu người Nga, từ đó mới có thể tìm ra cơ chế tác động của Kremlin.Trong trường hợp này, việc luật hoá trừng phạt Nga không gây tác hại cho đời sống chính trị Nga, thậm chí là ngược lại, vì vậy nó có chỉ có tác hiệu về mặt kinh tế và lý do Kremlin không trả đũa cũng sẽ ở khía cạnh này.

Thứ nhất, lợi ích trong quan hệ kinh tế Nga – Mỹ chiếm tỷ trọng không lớn trong giá trị kinh tế của cả Nga và Mỹ, do vậy tác động trực tiếp từ luật trừng phạt Nga không gây tổn thất quá lớn cho kinh tế Nga.

Khi tác hại không lớn thì không nhất thiết phải ăn miếng trả miếng, bởi trừng phạt khi áp dụng thì luôn dễ hơn là dỡ bỏ.

Việc trả đũa cũng chính một cách hạn những cơ hội của những thực thể kinh tế Nga, do vậy không cần phải vội vã trả đũa.

Thứ hai, quy mô nền kinh tế Nga hiện còn quá nhỏ so với kinh tế Mỹ, do vậy việc đáp trả có thể "lợi bất cập hại" với nền kinh tế Nga.

So sánh tương quan thì Mỹ có thể bao vây kinh tế Nga nhưng ở chiểu ngược lại là không thể.

Khi không ngang bằng về lực thì phải dựa vào thế để có thể đấu chọi với đối phương. Do vậy, việc không vội vã tính chuyện trả đũa được xem là tính toán khôn ngoan của Tổng thống Putin, ở tình huống này “tương kế tựu kế” được cho là phù hợp hơn trả đũa.


Các đồng ninh của Mỹ có thể phá rào luật trừng phạt Nga vì không thể hy sinh lợi ích cho Mỹ

Các đồng ninh của Mỹ có thể phá rào luật trừng phạt Nga vì không thể hy sinh lợi ích cho Mỹ

Thứ ba, trong mối quan hệ đa phương: ta – bạn – thù, việc Washington trừng phạt Nga sẽ khiến cho các đồng minh của Mỹ chắc chắn phải lãnh hậu quả trước Mỹ, lớn hơn Mỹ, như thiệt hại của EU hay Nhật Bản trong việc liên minh cấm vận Nga sau "sự kiện Crimea".

Điều đó đã xảy khi Đức, Pháp và Áo đã phản ứng mạnh mẽ với việc Capitol Hill thông qua dự luật trừng phạt Nga.

Tiến độ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 có thể bị định trệ bởi tác hại từ dự luật đó, khiến lợi ích kinh tế của Đức nói riêng, của EU nói chung, bị thiệt hại rất lớn.

Thực tế này khiến luật trừng phạt Nga có thể bị vô hiệu hoá trong nhiều tình huống với hành động phá rào từ ngay các đồng minh của Mỹ.

Do vậy, thay vì tìm cách trả đũa mà chắc chắn sẽ tạo ra sự cộng hưởng làm thiệt hại cho kinh tế Nga, Moscow cần xây dựng những cơ chế có thể vô hiệu hoá tác hại của luật trừng phạt.

Đây luôn được xem là hướng giải quyết tốt nhất, hạn chế tới mức thấp nhất những bất lợi mà đối phương gây ra. Có lẽ vì vậy mà Tổng thống Putin không xem trả đũa Mỹ là việc quan trọng và cần kíp lúc này.

Theo Ngọc Việt

Báo Đất việt