1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Obama - Putin: "Hàng nóng" Mỹ - Nga, cuộc đua vô đối

Công nghiệp sản xuất và xuất khẩu vũ khí của Mỹ trong lịch sử hay dưới thời Barack Obama vẫn được xem là vô địch dù bị cạnh tranh rất mạnh từ Nga hồi phục dưới thời Putin và các đối thủ khác. Rất nhiều vũ khí của Mỹ có một sức hút mạnh mẽ đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Á.

Những mặt hàng nóng

Trong danh sách các tập đoàn công nghiệp vũ khí lớn của Mỹ luôn xuất hiện các cái tên quen thuộc như tập đoàn Boeing, Lockheed Martin và Raytheon. Lãnh đạo các tập đoàn này luôn có mặt trọng các chuyến công du quan trọng của Tổng thống Mỹ và thường được các báo mệnh danh là "những người chiến thắng lớn"; với các hợp đồng tỷ đô ký kết dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ với lãnh đạo các nước đối tác.

Theo tờ báo Investor's Business Daily, thời điểm hiện tại, trên thị trường vũ khí, Mỹ đang có những loại vũ khí đắt khách nhất như: chiến hạm LCS, sát thủ săn tàu ngầm P-3C, máy bay tiếp dầu trên không KC-46, chiến đấu cơ F-16, tiêm kích kiêm chiến đấu cơ F/A-18…

Máy bay do thám, chống ngầm P-3C Orion.
Máy bay do thám, chống ngầm P-3C Orion.

Reuters cũng điểm ra cho thấy, máy bay do thám, chống ngầm P-3C Orion với giá khoảng 36 triệu USD, chưa kể chi phí cho các vũ khí và trang thiết bị hạ tầng bổ sung.

Lockheed P-3C Orion là một máy bay đa dụng, gồm 4 động cơ có phần đuôi kéo dài đặc trưng dùng để phát hiện từ trường của tàu ngầm. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang sử dụng loại máy bay P-3C Orion và một số nước đồng minh của Mỹ. Trong đó có Nhật thậm chí đã thay thế bằng một loại cao cấp hơn: P-8 Poseidon của Boeing với giá 256,5 triệu USD.

F/A-18 Super Hornet của Boeing (80,7 triệu USD gồm phí hỗ trợ) được đánh giá là những chiến tiêm kích kiêm chiến đấu cơ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ: tấn công cả ngày lẫn đêm, tác chiến phòng không, hỗ trợ mặt đất, tấn công trên biển, do thám, tiếp nhiên liệu. Trong khi F-16 (A/B và C/D) của Lockheed (gần 15-19 triệu USD) là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm, hiện đang hoạt động tại 26 quốc gia trên thế giới.

F-16 C/D của Mỹ được đánh giá có ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung Quốc.
F-16 C/D của Mỹ được đánh giá có ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung Quốc.

Trong khi đó, mẫu tàu tác chiến cận bờ (LCS) đang được Mỹ phát triển cũng thu hút sự quan tâm của quốc tế với động thái nâng cấp gần đây với hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến NSM, bên cạnh khả năng tác chiến mặt nước, chống ngầm và quét thủy lôi ở những khu vực gần bờ hoặc xung quanh các đảo.

Bên cạnh đó, Mỹ còn có CH-47, được mệnh danh là máy bay trực thăng quái vật trên không số 1 thế giới, hay máy bay vận tải tầm trung lừng danh Lockheed C-130 Hercules…Được rất nhiều nước đặt mua để biên chế vào quân đội mình.

Cuộc chạy đua Nga - Mỹ

So sánh Mỹ -Nga, khó có thể đánh giá chính xác ngành công nghiệp quân sự nước nào mạnh hơn nước nào bởi ngành công nghiệp này có nhiều mảng, từ tàu ngầm, tàu sân bay, trực thăng cho tới xe tăng… Tuy nhiên, có một thực tế là quy mô khí tài và chi phí quốc phòng hàng năm của Mỹ không nước nào sánh kịp.

Quy mô khí tài và chi phí quốc phòng hàng năm của Mỹ không nước nào sánh kịp.
Quy mô khí tài và chi phí quốc phòng hàng năm của Mỹ không nước nào sánh kịp.

Theo đánh giá của Credit Suisse hồi cuối 2015, sức mạnh quân sự tổng thể của Mỹ vượt xa so với Trung Quốc và Nga. Theo đó, Nga là nước có sức mạnh quân sự đứng thứ 2 thế giới nhưng còn khoảng cách lớn so với Mỹ. Sức mạnh quân sự của Mỹ được đánh giá ở mức 0,94 điểm, so với 0,8 điểm của Nga và 0,79 điểm của Trung Quốc.

Về chi phí quốc phòng, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ chi hơn 600 tỷ USD trong năm 2014, cao hơn nhiều so với mức 84,5 tỷ USD của Nga và 216 tỷ USD của Trung Quốc. Mỹ cũng áp đảo về số lượng DN vũ khí trong tốp 100 công ty lớn nhất thế giới.

Obama - Putin: "Hàng nóng" Mỹ - Nga, cuộc đua vô đối - 4

Ở chiều ngược lại, Nga cũng có thể mạnh của mình. Nga nổi tiếng với hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao tiên tiến S-400 Triumph. Trong khi S-400 đắt hàng, nhiều nước muốn mua không được, thì Nga đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt hệ thống S-500 tân tiến. Nga cũng sẽ sản xuất đại trà loạt xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-14 Armata.

Nước Nga dưới thời Tổng thống Putin vài năm gần đây cũng ồ ạt thu hàng tỷ USD và năm 2013 lần đầu tiên vượt Mỹ, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới…

Tuy nhiên, có một điều khá rõ ràng rằng, các chính sách của Mỹ đang hướng về châu Á. Chính sách xoay trục về châu Á của Tổng thống Mỹ Obama có thể khiến Nga chịu áp lực cạnh tranh không nhỏ về xuất khẩu vũ khí.

Tại thị trường châu Á, Mỹ hiện đang hợp tác rất chặt chẽ với Hàn Quốc, Singapore, Indonesia… F-16 hiện có trong trang bị của rất nhiều quốc gia khu vực này. Chính các DN vũ khí Mỹ cũng kỳ vọng châu Á sẽ giúp bù đắp sự sụt giảm các đơn đặt hàng từ Trung Đông.

Và điều quan trọng là, nhiều loại vũ khí của Nga như Mig-21 đã không còn được sử dụng. Những chiếc tiêm kích và/hoặc chiến đấu cơ F-16, F-18 của Mỹ được đánh giá khá hấp dẫn về hiệu quả và giá thành phù hợp. Những chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Mỹ được đánh giá cao nhờ chi phí vận hành thấp.

Theo V. Hà

Vietnamnet