Những thảm hoạ nguyên tử kinh hoàng nhất trong lịch sử (2)
(Dân trí) - Ngày 21/1/1968, một chiến máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã nổ tung trên bầu trời ngoài khơi đảo Greenland của Đan Mạch, cách căn cứ không quân Thule chỉ vài kilomet.
5. Đảo Greenland (Đan Mạch)
Đảo Greenland.
Một chiến dịch lớn nhằm cứu hộ và khắc phục hậu quả sau vụ nổ đã được mở ra. Toàn bộ mảnh vụn của các quả bom nằm rải rác trên mặt băng được thu gom đem đi tiêu hủy. Tuy nhiên, vài tuần sau tai nạn, khi các điều tra viên lắp ghép các mảnh vỡ với nhau thì mới phát hiện ra rằng chỉ có 3 quả bom được xác định, còn một quả đã mất tích.
Chiến dịch tìm kiếm quả bom thứ 4 lại tiếp tục được mở ra, thế nhưng, bất chấp mọi nỗ lực tìm kiếm trên cạn cũng như dưới biển, cho đến nay quả bom này vẫn chưa được tìm thấy.
6. Vụ cháy nhà máy điện nguyên tử Windscale (Anh)
Ngày 10/10/1957, một lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Windscale ở Kamberlend, Anh bị cháy làm rò rỉ một lượng lớn chất phóng xạ ra môi trường xung quanh. Vụ hỏa hoạn tạo ra một đám mây phóng xạ thoát ra ngoài và bị gió cuốn đi khiến cho một phần của châu Âu chịu ảnh hưởng.
Một tai nạn khủng khiếp chẳng kém gì vụ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nhưng lại ít được biết đến là vụ nhiễm xạ quy mô lớn ở thành phố Goiania của Brazil cách đây hơn 20 năm.
Thảm họa này khởi nguồn từ sự tắc trách của một số cán bộ của Viện y khoa phóng xạ Goiania. Khi viện này đóng cửa năm 1985, những người có trách nhiệm đã bỏ lại tại chỗ một thiết bị chữa bệnh có chứa chất Ce 137 (đồng vị phóng xạ nhân tạo của nguyên tố kim loại caesium).
Viện này sau đó bị bỏ hoang và trở thành nơi trú ngụ của những người vô gia cư. Ngày 13/9/1987 - ngày khởi đầu của thảm họa, hai người thanh niên đã tháo đầu của thiết bị bỏ quên này và tìm thấy một vật màu xanh phát sáng rất đẹp. Tưởng rằng vật này có giá trị, hai thanh niên đó đã đem vật màu xanh đi bán phế liệu, bắt đầu cho quá trình nhiễm xạ trên quy mô lớn.
Sau khi vật màu xanh này đến tay người chủ cửa hàng phế liệu, nó nhanh chóng được truyền tay qua nhiều người khác nhau. Ai cũng đều tỏ ra hăm hở muốn được xem vật kỳ diệu tỏa sáng này mà không hay biết nó là một chất độc nguy hiểm.
Chỉ khi mọi người đều xuất hiện chung những triệu chứng như: ăn không ngon miệng, nôn mửa, tiêu chảy… và đến bệnh viện thì sự việc mới được chính quyền biết đến.
Lệnh báo động lập tức được phát ra, Chính phủ Brazil và Cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới IAEA nhảy vào cuộc để kiểm soát và khắc phục hậu quả của vụ phát xạ trên diện rộng này. Một trung tâm xét nghiệm nhiễm xạ nhanh chóng được lập lên tại sân vận động Goiania. Hơn 100.000 người đã được xét nghiệm trong đó có 1.000 người bị nhiễm một lượng xạ lớn tương đương với một năm hấp thụ phóng xạ tự nhiên. Hậu quả của vụ việc thật nặng nề, nhiều người trong số này có nguy cơ bị ung thư vì phóng xạ, 244 người đã bị nhiễm một lượng đáng kể, 129 người nội thân bị nhiễm.
8. Tokaimura (Nhật Bản)
Ngày 30/9/1999, một tai nạn đã xảy ra tại nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân JCO - một chi nhánh của tập đoàn Sumitomo Metals and Mining ở Tokaimura, Ibaraki, Nhật Bản khiến 63 người bị nhiểm xạ trực tiếp hoặc gián tiếp, trong số đó hai có người chết chỉ sau đó vài tháng.