1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Những "siêu phẩm" vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử

Khả năng hủy diệt kinh hoàng, ý tưởng táo bạo, thiết kế sáng tạo nhưng những siêu phẩm vũ khí này lại “chết yểu” vì nhiều lý do.

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 1

Hệ thống laser trong không gian Excalibur: Đây là chương trình phòng thủ tên lửa vĩ đại nhất trong lịch sử và là trọng tâm của chương trình "Chiến tranh giữa các vì sao" (Star Wars) năm 1984 do Tổng thống Ronald Reagan khởi xướng. Hệ thống này được thiết kể để bắn hạ các tên lửa đạn đạo liên lục địa khi chúng đến gần. Tuy nhiên, những hạn chế về công nghệ và khả năng nhắm bắn đã ngăn cản dự án này được triển khai. 

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 2

Các tên lửa đạn đạo liên lục địa thông thường có 1 vấn đề lớn. Đó là chúng rất dễ bị phát hiện khi triển khai và khiến kẻ thù có nhiều thời gian để bắn hạ. Tuy nhiên tên lửa siêu thanh bay tầm thấp (SLAM) có thể khắc phục hạn chế này khi chúng bay với tốc độ Mach 4, dưới tầm radar của kẻ thù, sử dụng động cơ phản lực chạy bằng năng lượng hạt nhân và quét sạch mọi mục tiêu trên đường đi của nó. Thay vì là một hệ thống phòng thủ hạt nhân, SLAM giống một hệ thống tấn công hạt nhân hơn và đó là lý do nó sẽ không bao giờ được sử dụng.

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 3

Quay trở về những năm 1960, Không quân Mỹ sở hữu những chiếc XB-70 Valkyrie - loại phi cơ ném bom chiến lược được cho là có vận tốc nhanh nhất hành tinh với vận tốc bay đạt Mach 3+. Loại máy bay này cũng khiến radar kẻ thù không dễ phát hiện. Dù vậy, chi phí vận hành đắt đỏ cũng như những hướng tập trung mới của quân đội Mỹ và sự ra đời của tên lửa đất đối không đã khiến XB-70 Valkyrie tụt hậu và hầu như không được sử dụng nữa.

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 4

Tàu Ekranoplan lớp Lun được ví như Quái vật biển Caspia. Đây là phương tiện kết hợp độc đáo giữa tàu thủy và máy bay, sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển. Giống như SLAM, thủy phi cơ này được thiết kế để bay dưới tầm radar và chở được khối lượng lớn (khoảng 100 tấn đạn dược). Tuy nhiên, Hải quân Nga chỉ sử dụng phương tiện này để chuyên chở vào những năm 1990. Nếu thực sự dùng vào tham chiến, chỉ cần 1 chiếc Ekranoplan là có thể chở số vũ khí hạt nhân đủ để phá hủy bất kỳ thành phố nào của bờ Đông nước Mỹ.

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 5

Tsar Bomba (Bom Sa hoàng) là vũ khí khủng khiếp nhất con người từng chế tạo. Mọi thứ trong 80 km sẽ bị hủy diệt trong một vài giờ. Đám mây từ vụ nổ bom này có thể nhìn thấy từ khoảng cách 160 km. Sức hủy diệt kinh hoàng của loại bom này là lý do mà nó không bao giờ nên được sử dụng.

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 6

XM29 OICW là một phần trong nỗ lực cải thiện các thiết bị chiến đấu với thiết kế giống như một loại vũ khí của tương lai. Ngoài việc sở hữu khả năng tấn công tiêu chuẩn của súng trường, loại vũ khí này còn có khả năng của một súng phóng lựu bán tự động. Tuy nhiên, do quá cồng kềnh và khó điều khiển mà việc sử dụng XM29 OICW sau đó bị dừng lại.

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 7

Dự án tia X sử dụng những quả "bom dơi" của Mỹ nếu thực sự tiến hành thì chúng còn có khả năng phá hủy kinh hoàng hơn cả những quả bom nguyên tử từng thả xuống Nhật Bản. Theo đó, dự án này sử dụng hàng trăm con dơi vùng New Mexico rồi gắn những quả bom napalm trên chúng và thả những quả "bom dơi" này xuống các thành phố của Nhật Bản. Tuy nhiên, sau đó dự án này đã bị hủy do các cuộc thử nghiệm không có kết quả khả quan.

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 8

Boeing YAL-1 từng là một phần trong chương trình Airborne Laser. Hàng tỷ USD đã được đầu tư để phát triển loại vũ khí tương lai có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo bằng laser này. Tuy nhiên, Boeing YAL-1 đã chứng minh sự thất bại của mình khi các laser không đủ mạnh để bắn hạ các mục tiêu kẻ thù và chi phí quá đắt đỏ.

Những siêu phẩm vũ khí nhưng “chết yểu” trong lịch sử - 9

Súng Gyrojet được đánh giá bởi ý tưởng sáng tạo khi sử dụng động cơ đẩy tên lửa để bắn đạn đi cũng như sự gọn nhẹ của nó. Tuy nhiên tốc độ quá chậm, độ chính xác kém và gần như vô dụng với mục tiêu ở cự ly gần cùng các điểm yếu khác khiến loại vũ khí này sớm "chết yểu".

Theo Kiều Anh

VOV.VN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm