1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Nhật ra mắt “khắc tinh số một của tàu ngầm Trung Quốc”

Ngày 12/03 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, loại máy bay tuần tiễu chống ngầm do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm, chính thức đưa vào sử dụng.

Loại máy bay này được Nhật Bản nghiên cứu chế tạo để thay thế loại máy bay cùng chức năng là P-3C “Orion” mua của Mỹ đã hết thời hạn sử dụng. Ngay trong tháng này, 2 chiếc P-1 sẽ được triển khai đến căn cứ Atsugi, của lực lượng phòng vệ trên biển đóng tại Kanagawa.

Nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên của P-1 mang số hiệu 5501

Nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên của P-1 mang số hiệu 5501
 
Kyodo News cho biết, Nhật sẽ chế tạo khoảng 70 chiếc P-1 để thay cho 80 chiếc P-3C đã phục vụ trong lực lượng phòng vệ biển của Nhật hơn 30 năm qua, các tính năng tiên tiến của nó sẽ tăng cường rất mạnh khả năng tuần tra giám sát trên biển cho lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản.

P-1 là sản phẩm của công ty công nghiệp nặng Kawasaki (Kawasaki Heavy Industries), giá thành mỗi chiếc khoảng 20 tỷ yên (khoảng 210 triệu USD). Trên máy bay P-1 trang bị rất nhiều loại radar tiên tiến và thiết bị quan sát hiện đại do Nhật tự nghiên cứu, chế tạo, phạm vi hoạt động và khả năng trinh sát cao hơn hẳn loại máy bay P-3C của Mỹ.

Thủy phi cơ tuần tiễu chống ngầm U-2

Thủy phi cơ tuần tiễu chống ngầm U-2
 
P-1 được Nhật âm thầm phát triển từ năm 2001, nhưng trong quá trình phát triển xuất hiện một số vấn đề về kết cấu máy bay làm cánh và thân của nó xuất hiện các vết nứt, khiến Kawasaki phải điều chỉnh nguyên liệu kết cấu nên đến nay mới hoàn tất quá trình thử nghiệm và bàn giao.

Khác với máy bay P-3C sử dụng động cơ Turbin cánh quạt, P-1 lắp đặt 4 động cơ phản lực, về phạm vi tác chiến và tốc độ đều vượt trội P-3C, giúp nó rút ngắn 1/3 thời gian đến khu vực hoạt động so với P-3C, nhanh chóng phát hiện, truy lùng tàu ngầm địch, đây là một yêu cầu rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại.

Nguyên mẫu thử nghiệm thứ 4 của P-1 mang số hiệu 5504

Nguyên mẫu thử nghiệm thứ 4 của P-1 mang số hiệu 5504

P-1 có khả năng trinh sát phát hiện tàu ngầm ở độ sâu hàng trăm mét, có thể phán đoán được hình dạng và tính năng sơ bộ của tàu ngầm và lặng lẽ theo dõi. Đồng thời nó gửi các dữ liệu về tọa độ, kích thước sơ bộ, hướng di chuyển, độ sâu… của tàu ngầm về trung tâm chỉ huy bằng đường truyền số liệu, giúp trung tâm điều phối các lực lượng săn ngầm phối hợp tiêu diệt tàu ngầm địch.

Với các tính năng ưu việt như trên, P-1 được lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật đặt cho biệt danh: “Khắc tinh số 1 của tàu ngầm Trung Quốc”.

Trước khi đưa vào sử dụng P-1, tháng 2 vừa qua Nhật cũng đưa vào biên chế loại thủy phi cơ tuần tiễu chống ngầm U-2 do Tập đoàn Shin Meiwa sản xuất. Đây là phương tiện săn ngầm tiên tiến nhất trên thế giới, được đánh giá có tính năng vượt trội so các loại thủy phi cơ săn ngầm một số nước châu Á đang sử dụng như: Be-200 của Nga, CL-415 của Canada…

P-8A Poseidon có khả năng mang theo 5 tấn vũ khí

P-8A "Poseidon" có khả năng mang theo 5 tấn vũ khí
 
Trong tương lai, sau khi tiếp nhận thêm loại máy bay trinh sát - tấn công chống ngầm P-8A “Poseidon” của Mỹ, lực lượng máy bay chống ngầm chống ngầm của Nhật gồm 70 chiếc P-1, 14 chiếc U-2 và một số máy bay P-8A sẽ đạt tầm cỡ thế giới chứ không chỉ là trong châu lục.

Có thể nói, các tàu ngầm Trung Quốc vốn đã cảm thấy “ngột ngạt” nay lại càng “khó thở” hơn dưới sự “chăm sóc kỹ lưỡng” của các phương tiện chống ngầm Nhật Bản.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô/Kyodo New

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm