1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Nhật Bản nới lỏng quy định hạn chế quân đội tham chiến

(Dân trí) - Chính phủ Nhật Bản hôm nay đã nởi lỏng quy định cho phép quân đội tham chiến để bảo vệ đồng minh, trong động thái thay đổi chính sách quân sự lớn nhất kể từ khi hiến pháp hòa bình của nước này được soạn thảo.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe

Thủ tướngĠShinzo Abe đã khép lại nhiều tháng tranh cãi về chính sách bằng việc chính thức phê chuẩn việc diễn giải lại các điều luật cấm sử dụng lực lượng vũ trang, trừ những trường hợp được định nghĩa một cách rất bó hẹp.

“Bất kể trong tìnhĠhuống nào, tôi sẽ bảo vệ sinh mạng và đời sống hòa bình của người Nhật. Với tư cách thủ tướng, tôi có trách nhiệm lớn lao này. Với sự quyết tâm đó, nội các đã phê chuẩn chính sách cơ bản đối với an ninh quốc gia”, Thủ tướng Abe khẳng định trong một cuộţ họp báo.

Dù vậy, ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ không có chuyện Nhật bị lôi vào các cuộc xung đột quân sự ở nước ngoài, như tại Afghanistan hay Iraq.

“Có một sự hiểu lầm rằng Nhật sẽ tham gia chiến tranh trong nỗ lᷱc nhằm bảo vệ một nước khác, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm”, ông Abe nói. “Đó sẽ luôn chỉ là biện pháp phòng vệ để bảo vệ người dân của chúng ta. Chúng ta sẽ không chọn sử dụng vũ lực để bảo vệ các lực lượng nước ngoài. Sẽ không có thay đổi nào tronŧ nguyên tắc của chúng ta trong việc không cho phép điều các lực lượng ra nước ngoài”.

Ông Abe trước đây từng có ý định thay đổi Điều 9, hiến pháp hòa bình do Mỹ áp đặt sau Thế chiến II, vốn cấm việc “đe dọa hoặc sử dụng vũ lực như Ţiện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế”.

Tuy nhiên, trước khả năng gặp khó khăn trong việc giành đa số tuyệt đối tại quốc hội, cũng như khả năng vấp phải sự phản đối từ công chúng khi tiến hành trưng cầu dân ý, ông Abe đã thay đổi cŨiến thuật, bằng cách không thay đổi mà chỉ diễn giải lại điều khoản này.

Theo cách hiểu mới, các binh sỹ Nhật Bản có thể tới hỗ trợ cho các đồng minh – chủ yếu là Mỹ - nếu họ bị tấn công bởi một kẻ thù chung, cho dù Nhật Bản không Űhải đối tượng bị tấn công.

Những người ủng hộ cho rằng thay đổi này là cần thiết, bởi tình hình an ninh ngày càng xấu đi tại Đông Á, nơi Trung Quốc đang ngày càng tự tin với những hành động khẳng định chủ quyền trong các tranh chấpĠlãnh thổ, còn Triều Tiên vẫn khó lường.

Động thái này được Washington ủng hộ, bởi từ lâu Mỹ vẫn khuyến khích Nhật tham gia sâu rộng hơn vào một hiệp ước phòng thủ. Dù vậy, điều này lại vấp phải sự phản ứng từ dư luận Nhật.

Ngoài ra, rất có thể quyết định mới của Tokyo sẽ khiến căng thẳng với các nước láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc gia tăng, khi những nước này thường cáo buộc Nhật không tỏ ra hối lỗi về những hành động hung hăng thời chiến khi xưa.

Thanh Tùng
Theo AFP