Nhật Bản: Không có bằng chứng của vụ “Cưỡng hiếp Nam Kinh”
(Dân trí) - Khoảng 100 nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền Nhật Bản ngày 19/6 đã lên án cuộc thảm sát Nam Kinh là chuyện bịa đặt, phủ nhận khẳng định của Trung Quốc rằng quân đội Nhật đã giết hàng trăm nghìn người sau khi chiếm đóng thành phố vào năm 1937.
Theo tài liệu sử sách ghi lại, vụ thảm sát Nam Kinh, hay còn được gọi là vụ “Cưỡng hiếp Nam Kinh”, là một tội ác chiến tranh ô nhục do quân đội Nhật Bản gây ra trong và xung quanh thành phố Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, sau khi bị quân đội Nhật chiếm đóng vào ngày 13/12/1937.
Khoảng thời gian của cuộc thảm sát cho tới nay vẫn chưa được
| ||
Hàng nghìn người bị vùi lấp trong những hố chôn tập thể. |
Qua nhiều thập kỷ, cuộc thảm sát vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa 2 cường quốc của châu Á. Một số các quan chức Nhật Bản từng thừa nhận vụ việc nhưng cũng có không ít người bác bỏ và cho rằng đó chỉ là chuyện bịa đặt. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn lên án và đòi hỏi Nhật Bản phải bồi thường về vật chất cũng như tinh thần vì tội ác chiến tranh này.
Ngày 19/6, các thành viên của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố không có bằng chứng trong vụ thảm sát. Họ cáo buộc Bắc Kinh sử dụng vụ việc như một “sự quảng bá chính trị”.
Trưởng nhóm giáo dục và nghiên cứu các vấn đề lịch sử trong Thế chiến II Nariaki Nakayama cho biết, các tài liệu lịch sử của chính phủ Nhật Bản chỉ ra rằng khoảng 20.000 người đã bị giết trong vụ tấn công năm 1937. Con số này ít hơn rất nhiều lần so với số liệu của Trung Quốc đưa ra.
| |
Quân đội Nhật không hề nhân từ với bất kỳ ai.
|
Một thành viên khác của nhóm nghiên cứu là ông Toru Toida còn yêu cầu dỡ bỏ những bức ảnh không rõ chụp quân đội Nhật khỏi tượng đài chiến tranh của Trung Quốc. “Chúng tôi hoàn toàn chắc chắn rằng không có vụ thảm sát nào tại Nam Kinh”, ông Toida tuyên bố.
Vào đầu tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tuyên bố không có bằng chứng về việc Nhật Bản cưỡng ép các phụ nữ người châu Á làm việc như những nô lệ tình dục trong Thế chiến II, gây nên sự phẫn nộ và làn sóng phản đối tại nhiều nước châu Á. Sự chỉ trích gia tăng khiến ông ông Abe lại phải đưa ra lời lỗi ít ngày sau đó.
Ánh Ninh
Theo Reuters, AP, Wiki