Nhật Bản, EU sẽ cảnh báo vấn đề bành trướng trên biển
Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét việc cảnh báo vấn đề bành trướng của Trung Quốc trong các chiến dịch trên biển trong thông cáo sẽ được thông qua vào hội nghị thượng đỉnh sắp tới, hãng tin Jiji (Nhật Bản) đưa tin.
Về một vấn đề nhạy cảm được Nhật Bản gọi là chính sách hòa bình chủ động, cho phép Tokyo đóng vai trò tích cực hơn nhằm đảm bảo ổn định và hòa bình thế giới, dự thảo thông cáo nêu rõ, lãnh đạo các nước thành viên EU “hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực của Nhật Bản, bao gồm các nỗ lực phát triển hiến pháp hòa bình”, cho phép nước này được quyền phòng vệ tập thể, hoặc hỗ trợ đồng minh bị tấn công, cũng như mở rộng vai trò của lực lượng phòng vệ.
Báo cáo cũng ghi nhận, trong hoạt động cải tạo đảo, đá ngầm, Trung Quốc còn khơi sâu các luồng lạch để tàu chiến của họ ra vào những vị trí tiền tiêu ở Trường Sa. Một quan chức quốc phòng Mỹ nhận định, cách làm của Trung Quốc nhằm chiếm cứ khu vực biển Đông đã diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn nhiều so với các nước có đảo ở biển Đông. Nhiều quan chức Mỹ và chuyên gia an ninh quốc tế đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc chuẩn bị thiết lập một vùng nhận diện phòng không mới ở biển Đông, và Bắc Kinh mới đây cũng đã lên tiếng về khả năng này.
Ngày 9/5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích bản báo cáo của Lầu Năm Góc “phớt lờ thực tế” và “rập khuôn luận điệu về mối đe dọa quân sự Trung Quốc” và cáo buộc bản báo cáo “hủy hoại nghiêm trọng sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai quốc gia”. Người phát ngôn Cảnh Nhạn Sinh vẫn ngang nhiên nói rằng, những hành động trái phép của Trung Quốc là “nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chủ quyền và quyền hàng hải của đất nước. Không một ai được bình luận vô trách nhiệm”, báo Hong Kong South China Morning Post đưa tin.
Hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông là một trong các vấn đề an ninh nổi lên trong báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc trình Quốc hội Mỹ về phát triển quân sự Trung Quốc. Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc đã thể hiện thái độ hung hăng và đối đầu hơn so với các bên yêu sách chủ quyền khác về các nguồn tài nguyên trong khu vực.