1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nguyên văn bài báo về các cô dâu Việt trên Chosun

Bài báo mang tựa đề "Các cô gái Việt Nam tới Hàn Quốc, miền đất hứa" trên nhật báo Chosun của Hàn Quốc đã gây phản ứng mạnh mẽ và khác nhau từ độc giả Việt Nam. Dưới đây là nguyên văn bài báo này, dịch từ bản tiếng Hàn.

Đeo số một bên ngực, buổi gặp gỡ không mấy tự nhiên với chàng trai người Hàn. Kiểm tra HIV - Kết hôn chóng vánh kết thúc trong 2 ngày. Tới đất khách quê người là xa lạ nhưng để thoát khỏi cái nghèo khó.

 

Sen, tên cô gái người Việt (20 tuổi) thắp nén hương trên bàn thờ sáng ngày 16. Văn phòng thông tin kết hôn Xích lô tại TP Hồ Chí Minh kiêm nơi cư trú. Cùng với Sen, 10 cô gái khác cũng nuôi hy vọng được kết hôn với người nước ngoài. Sen thắp hương và xin ông bà tổ tiên phù hộ gặp được một người đàn ông tốt. Học muối kim chi, nấu canh đỗ tương, tất cả các cô gái mân mê bộ đồ cô dâu và nuôi “giấc mơ Hàn Quốc” mãnh liệt.

 

Giữa gian phòng khách kê bộ ghế mây. Một người đàn ông Hàn Quốc ngồi trên ghế. Mười một cô gái Việt Nam đang ao ước thoát khỏi nghèo đói trong tâm trạng căng thẳng. Ánh mắt lạ lẫm của người đàn ông nhìn lướt qua khuôn mặt các cô gái đang ngồi khoanh chân sang một bên. “Ôi. Xin lỗi. Biết chọn ai bây giờ. Thôi không xem mặt ai nữa”. Sau 20 phút, người đàn ông Hàn Quốc không muốn tiếp tục gặp mặt nữa.

 

Kim Jang Ho (35 tuổi, tên giả) không nghề nghiệp, đang sống tại Incheon, có mẹ là chủ quán ăn. Đây là lần đầu tiên Kim tìm bạn đời. Anh đã chia tay người yêu sau khi cô ta biết anh sẽ ở cùng và chăm sóc mẹ. Giờ đây Kim đến Việt Nam tìm vợ.

 

Ngoài việc gặp mặt 11 cô gái, Kim cũng muốn xem hình ảnh của những cô khác. Anh sang phòng bên mở đĩa CD có ghi “tháng 4/2006”, thời lượng 90 phút. Trên màn hình máy tính lần lượt xuất hiện hình ảnh 150 cô gái, mỗi cô đều có đeo số trên ngực. Góc quay đi từ gương mặt rồi dịch chuyển toàn thân. Cũng chỉ sau 20 phút anh ta bỏ cuộc. Kim có vẻ đang cân nhắc 2 trong số 11 cô gái gặp mặt trước đó.

 

Sen là một trong hai cô gái này. Kim hỏi Sen và một cô gái khác 21 tuổi mà anh thấy hài lòng nhất: “Tôi chưa có việc làm nhưng sẽ sớm tìm việc làm. Mẹ già tôi đang quản lý một quán ăn nhỏ nhưng em có thể phụng dưỡng bà được không?". Cả hai cô gái đều gật đầu. Cuộc đối thoại giữa những cô gái và chàng trai hai nước, thời gian im lặng nhiều hơn cả. Kim cũng như các cô gái Việt Nam không hỏi nhau nhiều. Sau khi đã trở thành đối tượng được lựa chọn, các cô gái cũng có quyền hỏi nhưng ngoài những câu hỏi như tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình. Các cô gái Việt Nam nói “Không có gì cần hỏi thêm”.

 

Ra khỏi phòng đã hết nửa ngày, Sen cảm thấy lo lắng. Cô có ấn tượng người đàn ông Hàn Quốc hiền lành, nhưng cô không biết anh ta có lựa chọn mình không. Sen ở vùng nông thôn hẻo lánh cách TP Hồ Chí Minh 4 tiếng đi ôtô. Cô mơ lấy chồng người nước ngoài từ một năm trước. Cô mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Sen nói: “Con gái của dì lấy chồng Đài Loan 3 năm trước nên mới xây được nhà gạch”. Cô nuôi “giấc mơ Hàn Quốc” như vậy. Sau khi đăng ký tại công ty môi giới kết hôn 10 ngày trước đây, cô được tham dự một buổi gặp mặt nhưng chưa được chọn. 

 

Kim đốt thuốc lá, đi lại trong phòng và cuối cùng chọn Sen. Anh nói: “Vì mẹ tôi nhắc đi nhắc lại rằng hãy đưa về một cô gái cao ráo. Muốn có người cơm nước cho mẹ”. Đôi lứa ngay sau đó đến bệnh viện để kiểm tra AIDS. Kể từ sau vụ một cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc bị nhiễm AIDS không sang được Hàn Quốc gần đây, trước khi làm lễ thành hôn bắt buộc phải xét nghiệm AIDS. Sau một tiến rưỡi, cả hai đều nhận được kết quả “âm tính”.

 

Một đám cưới Việt Nam diễn ra nhanh chóng trong hai ngày trong theo nghi thức đơn giản với việc trao nhẫn, nâng cốc chúc mừng, chào cha mẹ cô dâu, rồi chụp ảnh dưới ánh nắng chói chang ngoài trời.

 

Ngoài Kim còn có Jang Chae Ryong (44 tuổi), phụ trách kỹ thuật tại một nhà máy ở Ansan, Kim Won Young (52 tuổi), giám đốc một nhà máy ở Incheon đều tìm được cô dâu Việt Nam 23 tuổi để tái hôn sau 7 ngày 6 đêm, với chi phí 8 triệu won (hơn 8.000 USD). Là người có kinh nghiệm, Kim Wong Yeong đã học tiếng Việt Nam, còn Jang Chae Ryong có một máy tính xách tay cài chương trình hội thoại dịch sang tiếng Việt.

 

Thế nhưng, khi chỉ còn lại hai người, Kim là người kết hôn lần đầu đã bày tỏ những khó khăn về vấn đề giao tiếp. Trong lúc ăn sáng với Sen, Kim hỏi người hướng dẫn phía Hàn Quốc. “Tôi nghĩ có thể nói chuyện với cô ấy thông qua ngôn ngữ cử chỉ nhưng không phải vậy. Cô ấy liên tục làm thế này mà tôi không hiểu gì cả”. Anh ta đưa hai bàn tay lên tai và lắc đầu sang phải và trái. Đó là thể hiện “tôi không biết” theo cách của người Việt Nam. Cô dâu nói “Em không hiểu anh nói gì”, nhưng có vẻ như anh ta không hiểu. Anh Kim bực mình nói “Tôi học tiếng Việt còn nhanh hơn”.

 

Đêm đó, trong khách sạn, Sen lấy quyển sách hội thoại vừa tra vừa tập viết thư bằng nét chữ tiếng Hàn nguệch ngoạc. Vài ngày nữa, từ khi chồng về Hàn Quốc làm hộ khẩu và gửi sang cho đến khi nhận được thị thực nhập cảnh mất 2 tháng. Đây là nội dung của bức thư sẽ gửi trong thời gian đó.

 

“Cho em gửi lời hỏi thăm sức khoẻ cha mẹ. Hãy giữ gìn sức khỏe. Em luôn nhớ anh”.

 

Chae Sung Woo

Vnexpress

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm