1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Người biểu tình Hồng Kông muốn giành lại "điểm nóng" Mong Kok

(Dân trí) - Rạng sáng ngày 29/11, đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát Hồng Kông tại một số khu vực ở quận Mong Kok

Người biểu tình tụ tập trở lại ở quận Mong Kok (Ảnh AP).
Người biểu tình tụ tập trở lại ở quận Mong Kok (Ảnh AP).
 
Sau một thời gian lắng dịu, căng thẳng đã xuất hiện trở lại khi người biểu tình muốn quay trở lại khu vực quan trọng Mong Kok. Ngay lập tức, cảnh sát Hồng Kông đã có những biện pháp can thiệp nhằm ổn định tình hình và kiểm soát khu vực này.

Theo các nhân chứng tại chỗ, những người biểu tình đã tức giận ào lên tấn công khi bị hàng trăm cảnh sát chống bạo động có khiên chắn dùng dùi cui đánh túi bụi, xịt hơi cay và đạp ngã xuống đất.

Đây là đêm đụng độ thứ 3 liên tiếp giữa cảnh sát và người biểu tình kể từ khi cảnh sát Hong Kong tuyên bố giải tán các cuộc biểu tình ở quận Mong Kok, trung tâm của làn sóng bạo loạn trong những ngày qua.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị thương và số người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ.

Các nguồn tin tại chỗ cho biết, trước khi đụng độ tái diễn, toàn bộ lực lượng cảnh sát hùng hậu của Hong Kong gồm 28.000 người đã được lệnh triển khai trên toàn đặc khu, đặc biệt tại quận Mong Kok, nơi có hàng nghìn người đang tham gia cuộc tuần hành đêm kéo dài 3 giờ để yêu cầu chính quyền thực thi “nền dân chủ thực sự”.

Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một tiếng sau khi cuộc tuần hành bắt đầu, một số người biểu tình quá khích đã ném trứng, chai nước và các thanh gỗ vào cảnh sát, châm ngòi cho cuộc “hỗn chiến” diễn ra ngay sau đó.

“(Họ) có thực sự cần phải sử dụng quá nhiều vũ lực với chúng tôi như vậy không?”, anh Wong Ching-san, một người biểu tình, bức xúc nói. “Chúng tôi không có ý định kích động bạo lực, nhưng họ đã tấn công chúng tôi và buộc chúng tôi phải đánh trả lại”.

Đây là diễn biến căng thẳng mới nhất trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở Đặc khu hành chính Hong Kong kể từ khi được Anh trả về Trung Quốc Đại lục năm 1997.

Các tình nguyện viên y tế cho biết họ đã chữa trị cho nhiều người biểu tình bị thương trong vụ đụng độ.

Anh Wong Ching-san, một người biểu tình, cho hay: "Chúng tôi trở lại Mong Kkok không phải để gây rắc rối song mọi thứ đã trở nên căng thẳng quá mức".

Các nguồn tin tại chỗ cho biết, trước khi đụng độ tái diễn, toàn bộ lực lượng cảnh sát hùng hậu của Hong Kong gồm 28.000 người đã được lệnh triển khai trên toàn đặc khu, đặc biệt tại quận Mong Kok, nơi có hàng nghìn người đang tham gia cuộc tuần hành đêm kéo dài 3 giờ để yêu cầu chính quyền thực thi “nền dân chủ thực sự”.

Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một tiếng sau khi cuộc tuần hành bắt đầu, một số người biểu tình quá khích đã ném trứng, chai nước và các thanh gỗ vào cảnh sát, châm ngòi cho cuộc “hỗn chiến” diễn ra ngay sau đó.

“(Họ) có thực sự cần phải sử dụng quá nhiều vũ lực với chúng tôi như vậy không?”, anh Wong Ching-san, một người biểu tình, bức xúc nói. “Chúng tôi không có ý định kích động bạo lực, nhưng họ đã tấn công chúng tôi và buộc chúng tôi phải đánh trả lại”.

Đây là diễn biến căng thẳng mới nhất trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở Đặc khu hành chính Hong Kong kể từ khi được Anh trả về Trung Quốc Đại lục năm 1997.

Trong khi đó, người phát ngôn của cảnh sát Hồng Kông cho biết cơ quan này đã nhận được những báo cáo về vụ đụng độ mới nhất ở Mong Kok về sẽ tiến hành điều tra các đối tượng liên quan.

Trước đó, tình hình đã trở nên tương đối yên tĩnh trong 3 ngày kể từ khi cảnh sát tiến hành quá trình giải tỏa các khu biểu tình ở quận Mong Kok, trong đó có cả khu biểu tình ở Nathan - con đường lớn nhất Hồng Kông.
 
Cảnh sát đã bắt giữ gần 100 người biểu tình, trong đó có một số lãnh đạo phong trào “Chiếm trung tâm” là thủ lĩnh sinh viên Joshua Wong và nhà lập pháp Lương Quốc Hùng. Hai nhân vật này cũng bị cấm vãng lai đến khu vực Mong Kok, và phải ra tòa vào ngày 14/1/2015 với cáo buộc cản trở các nhân viên thi hành án của tòa án.

Trong phản ứng mới nhất, tổ chức Ân xá quốc tế (AI) cảnh báo cảnh báo Hong Kong đã sử dụng “vũ lực quá mức”.

“Cách tiếp cận mạnh tay của cảnh sát đã vi phạm quyền tự do ngôn luận và tụ họp hòa bình của người biểu tình, đồng thời có nguy cơ làm trầm trọng tình hình vốn đã căng thẳng hiện nay”, Giám đốc AI tại Hong Kong, ông Mabel Au, nêu rõ.

“AI đã chứng kiến hành động sử dụng vũ lực không thể biện minh nhằm vào người biểu tình, nhà báo và người qua đường”, ông Mabel Au cho biết thêm.

Trước đó, trong các chiến dịch kéo dài 2 ngày hồi đầu tuần, cảnh sát Hong Kong đã xịt “nước cay” vào đám đông khi họ dọn dẹp lều trại và các chướng ngại vật ở khu thương mại sầm uất Mongkok.

Một số nhà báo cũng bị cảnh sát Hong Kong đối xử thô bạo khi đang tác nghiệp tại các điểm biểu tình. Hiệp hội các nhà báo Hong Kong cho biết trong ngày hôm nay sẽ đưa ra phản đối chính thức về hành động vũ lực của cảnh sát.

Ngọc Anh-Vũ Hà