Nga trả đũa Mỹ vụ Tổng thống Obama ôm góa phụ Myanmar
Vụ Tổng thống Nga Vladimir Putin choàng khăn cho bà Bành Lệ Viên (phu nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) tại hội nghị APEC bị báo chí phương Tây giễu cợt. Báo chí phương Tây cho rằng hành động của ông Putin không đứng đắn. Ngay sau đó, báo Nga đã trả đũa vụ Tổng thống Obama hôn góa phụ Myanmar.
Ông Obama khoác vai bà Aung
Trong chuyến thăm Myanmar vừa qua nhân dự hội nghị APEC, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thăm bà Aung San Suu Kyi – một nhà bất đồng chính kiến tại Myanmar. Báo Nga nhấn mạnh chi tiết ông Obama ôm bà Aung và mô tả đó là “một cái ôm vụng về”. Đồng thời chi tiết ông Obama thì thầm vào tai bà Aung cũng được mô tả bằng từ “ướt át”.
Họ không quên nói rằng bà Aung đã góa chồng từ 15 năm nay nên hành động của ông Obama không được “phải phép” cho lắm. Báo Nga cũng kể lại đây không phải lần đầu tiên ông Obama tỏ ra quá thân mật với góa phụ Myanmar vì 2 năm trước, khi gặp bà Aung thì Tổng thống Mỹ cũng hôn nhẹ vào má bà này.
Báo Nga nói đây là cái ôm vụng về
Không quên nhắc lại nụ hôn nhẹ 2 năm trước
Báo Nga cũng không quên chọc ngoáy chuyện ông Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đi dự đám tang lãnh tụ Nam Phi, Nelson Mandela. Dù là trong sự kiện buồn và ngồi cạnh bà vợ Michelle nhưng ông Obama cũng không ngại chụp ảnh tự sướng với thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt.
Bà Michelle đang nghĩ gì?
Về chuyện Tổng thống Putin khoác áo cho bà Bành Lệ Viên vừa qua, báo chí Mỹ cho rằng một người đã ly dị vợ như ông Putin thì không nên có cử chỉ quá thân mật với vợ của nguyên thủ quốc gia khác.
Tuy nhiên, báo Nga cho rằng ông Putin là một người có thói quen ga lăng. Họ dẫn chứng là vào cuối năm ngoái, khi dự hội nghị G-20 tại St Peterburg hồi năm ngoái, ông Putin cũng từng khoác áo choàng cho bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức.
Bà Merkel vui vẻ nhận áo của ông Putin cuối năm ngoái
Báo Nga thắc mắc tại sao khi đó phương Tây không chỉ trích ông Putin mà lại nhằm vụ khoác áo cho bà Bành Lệ Viên. Phải chăng vào năm ngoái, khi quan hệ Nga – phương Tây chưa căng thẳng nên hành động choàng áo cho phụ nữ được coi là lịch sự còn giờ thì bị coi là khiếm nhã.
Theo Anh Tú/RT
Một Thế giới