1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga tỉnh đòn trước Mỹ và châu Âu

Trước đây, Nga đã quá yếu để có thể chống lại những bước đi đầy tham vọng và “xấu chơi” của Mỹ.

Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ càng thể hiện cuồng vọng bá chủ của mình. Những bước đi cả về chính trị, quân sự và kinh tế của Mỹ đã và đang đẩy Nga vào thế chân tường.
 
Trước đây, Nga quá yếu để phản ứng khi Chính quyền Clinton thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến sát khu vực biên giới của Nga và tấn công bất hợp pháp vào Nam Tư, phân tách thành từng quốc gia nhỏ bị kiểm soát một cách dễ dàng.
 
Cảnh hoang tàn đổ nát tại Kosovo sau loạt bom của NATO (1999)

Cảnh hoang tàn đổ nát tại Kosovo sau loạt bom của NATO (1999)

Nga cũng quá yếu để đưa ra bất kỳ hành động gì khi Chính quyền George W. Bush (cha) rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), được Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev ký kết ngày 26/5/1972, nhằm hạn chế các bên tham gia thiết lập hệ thống phòng thủ trên phạm vi quốc gia chống tên lửa đạn đạo và lắp đặt bệ phóng tên lửa đạn đạo trên khu vực biên giới của Nga.

Washington đã ngụy biện với Nga rằng mục đích đặt bệ phóng ABM là để bảo vệ châu Âu trước tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Iran. Tuy nhiên, ICBM của Iran không hề tồn tại trên thực tế.

Nhưng Moskva cũng hiểu được rằng mục đích của các bệ phóng ABM là nhằm triệt tiêu vũ khí hạt nhân của Nga, qua đó nâng cao khả năng của Mỹ trong việc ép Nga tham gia những thỏa thuận gây ảnh hưởng đến chủ quyền của Nga.
 
Mỹ đang phát triển các thành tố NMD cả trên biển và đất liền bao vây Nga

Mỹ đang phát triển các thành tố NMD cả trên biển và đất liền bao vây Nga

Giới phân tích cho rằng mùa Hè 2008 chính là thời điểm nước Nga đã trở lại là một cường quốc thế giới.

Mỹ và Israel đã huấn luyện, trang bị cho quân đội Gruzia tấn công nước cộng hòa ly khai Nam Ossetia vào sáng sớm 8/8, sát hại binh lính gìn giữ hòa bình của Nga và thường dân.

Các đơn vị quân đội Nga ngay lập tức phản công và chỉ trong vòng vài giờ, quân đội Gruzia được Mỹ đào tạo, trang bị đã bị đánh bại.

Tuy nhiên, hành động của Nga khi đó được đánh giá là quá nhân nhượng. Lẽ ra, Nga phải trừng phạt Mikhail Saakashvili, một “con rối” được Mỹ dựng lên làm Tổng thống Gruzia trong cuộc Cách mạng Hoa hồng. Việc Nga rút quân khỏi đây, để yên cho chính quyền bù nhìn của Washington tại vị, đã gây ra rắc rối đối với nước Nga.

Mỹ đang nỗ lực để đưa Gruzia vào NATO, từ đó tạo điều kiện cho việc bổ sung thêm căn cứ quân sự của Mỹ trên khu vực biên giới của Nga.

Sai lầm của Nga là tin tưởng châu Âu có quan điểm độc lập với Washington và dựa vào mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga với châu Âu để gây sức ép không cho thành lập các căn cứ quân sự của Mỹ tại Gruzia.

Sau những diễn biến thời gian qua, Nga có lẽ đã vứt bỏ ảo tưởng về việc châu Âu có khả năng duy trì một chính sách đối ngoại độc lập.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố công khai rằng Nga đã rút ra bài học ngoại giao với châu Âu và khẳng định các chính trị gia châu Âu chỉ đại diện cho lợi ích của Mỹ, chứ không phải cho châu Âu.

Gần đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thừa nhận vị thế quốc gia bị phụ thuộc của châu Âu đã khiến tổ chức này có những chính sách bất lợi đối với Nga cho dù Moskva đã thể hiện các hành động ngoại giao thiện chí.
 
Nhà lãnh đạo Nga đang bị truyền thông phương Tây “bôi nhọ” một cách có hệ thống

Nhà lãnh đạo Nga đang bị truyền thông phương Tây “bôi nhọ” một cách có hệ thống

Giới chức Mỹ cũng đang bị lên án vì các chiến dịch bôi nhọ Tổng thống Vladimir Putin. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gọi Putin là "Hitler mới".

Trong khi Washington kết nạp các nước thuộc Liên Xô trước đây vào NATO và ném bom 7 quốc gia trên thế giới thì Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Putin là một người "hiếu chiến" và "có mưu đồ tái lập chế độ Sa Hoàng".

Washington trang bị vũ khí cho chính quyền “tân phát xít” mà Tổng thống Barack Obama dựng lên ở Ukraine trong khi khẳng định một cách sai lầm rằng Putin "xâm lược", "sáp nhập" các tỉnh của Ukraine.

Tất cả những sự dối trá trên đây nhiều lần được truyền thông phương Tây “phụ họa”...
 
Trước sức ép từ Mỹ và đồng minh, Nga buộc phải nâng cấp học thuyết quân sự của mình. Học thuyết quân sự mới này đã được công bố vào ngày 26/12/2014 khẳng định Mỹ và NATO đã tạo thành mối đe dọa quân sự lớn đối với sự tồn tại của nước Nga trên cương vị là một quốc gia độc lập về chủ quyền.
 
Học thuyết quân sự này của Nga đã trích dẫn học thuyết chiến tranh về tấn công phủ đầu hạt nhân của Washington, triển khai tên lửa đạn đạo, xây dựng lực lượng NATO và có ý định triển khai vũ khí trên vũ trụ để chứng tỏ rõ ràng rằng Washington chuẩn bị tấn công nước Nga.
 
Tên lửa Topol của Nga trên Quảng trường Đỏ

Tên lửa Topol của Nga trên Quảng trường Đỏ

Ngoài ra, Mỹ cũng đang tiến hành chiến tranh kinh tế và chính trị chống lại Nga, cố gắng gây bất ổn kinh tế bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tấn công làm giảm giá đồng ruble.

Học thuyết quân sự mới của Nga thừa nhận rằng Moskva đang phải đối mặt với mối đe dọa thay đổi chế độ của phương Tây thông qua “các hành động nhằm thay đổi trật tự hiến pháp của Nga bằng bạo lực, gây bất ổn môi trường chính trị và xã hội; vô hiệu hóa chức năng nhiệm vụ của cơ quan chính phủ, cơ sở dân sự, quân sự quan trọng và hạ tầng thông tin liên lạc của Nga.

Các tổ chức phi chính phủ được nước ngoài tài trợ, các hãng truyền thông Nga thuộc sở hữu nước ngoài là công cụ trong tay Washington để gây bất ổn tại Nga”.

Nguy hiểm hơn, sự hiếu chiến của người Mỹ đang khơi lại cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Nga.

Nga đang phát triển hai hệ thống ICBM mới và năm 2016 sẽ triển khai hệ thống vũ khí này nhằm vô hiệu hóa hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ. Người Nga đang cho thấy họ không dễ bị bắt nạt, không khuất phục trước những mưu đồ đen tối của người Mỹ.

Theo Nam Long
Đất Việt