1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga tham chiến, IS có còn lộng hành?

Nếu như Nga tham gia không kích IS, hỗ trợ Syria thì cuộc chiến sẽ đi vào thực chất.

Nga tham chiến, IS có còn lộng hành? - 1

Với khả năng không kích “ngay và luôn” của không quân Mỹ thì lực lượng IS “diễu hành” như này là tự sát.

Syria có một địa chiến lược quan trọng mà từ đó có thể gây ảnh hưởng đến Đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Israel.

Syria còn hấp dẫn bởi đi qua lãnh thổ của nó là những đường ống dẫn dầu. Những đường ống dẫn dầu từ Iraq qua Syria và bán đảo A Rập đến các cảng Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ, Leban và của chính Syria. Vai trò chiến lược của hệ thống đường ống và bến cảng của Syria cho việc phân phối hydrocarbon từ Iraq và bán đảo Ả Rập đến Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Vì thế, Mỹ, phương Tây quan tâm đến Syria như một khu vực trọng yếu trong chiến lược toàn cầu.

Tiêu diệt IS hay mở đường cho "Nhà nước hồi giáo"?

Sau khi ý đồ tấn công nhanh vào Syria buộc phải dừng lại để đổi lấy giải trừ vũ khí hóa học, Mỹ và phương Tây tận dụng cuộc chống khủng bố IS để tiến hành đánh sập chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Họ đã hợp thức hóa sự xuất hiện của không lực Mỹ và các nước thù địch Syria trong vùng trời của Syria. Các vụ đánh bom tiêu diệt IS của liên quân do Mỹ đứng đầu, trên thực tế, nhằm tiêu diệt cơ sở hạ tầng của đất nước Syria, đồng thời, với sự nổi dậy của nhiều lực lượng đối lập được hỗ trợ của Mỹ, phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ…đất nước Syria đã bị phá hủy và kiệt quệ trong khi lực lượng IS thì càng bị không kích càng mạnh, càng chiếm nhiều vùng trên lãnh thổ của Syria.

Lực lượng trung thành với chính phủ Assad đang phải chiến đấu chống lại nhiều kẻ thù, mà mạnh nhất trong số đó là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận al-Nusra. Chỉ có Nga và Iran là các đồng minh quốc tế của chính quyền Syria, còn lại tất cả các nước Ả-rập ở vùng Vịnh Ba Tư, theo Mỹ đều ủng hộ cho đội quân mà họ gọi là lực lượng nổi dậy “ôn hòa” ở Syria nhằm lật đổ Tổng thống Assad.

Các lực lượng chính phủ Syria không thể chủ động hoạt động trên tất cả các hướng và đã bị kiệt quệ bởi chiến tranh kéo dài. Nguồn nhân lực đang đến hồi cạn kiệt, còn ở đối phương thì ngày càng lớn mạnh, bởi có thể huy động người dân ở ngay những đất đất nước đã bị hủy diệt hoặc bán hủy diệt, nơi không còn một viễn cảnh nào ngoài khả năng trở thành chiến binh hoặc thử vận may của mình ở nơi người di cư, tị nạn.

Hàng tháng có khoảng vài nghìn chiến binh được đào tạo trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và các chế độ quân chủ A Rập khác, gia nhập không chỉ vào IS trên lãnh thổ của Syria. Tình thế đó buộc Damascus phải rút lui chiến lược để bảo vệ những vùng trọng điểm phía Tây đất nước. Và đương nhiên, “các khu vực tự do” trên lãnh thổ xuất hiện mà dưới sự bảo trợ của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thù địch khác, trong tương lai chúng có thể trở thành cơ sở để xây dựng các kết cấu chính phủ "dân chủ" mới.

Ai cũng biết, tấn công IS mà không dùng lực lượng trên bộ là không hiệu quả, không giải quyết tận gốc IS. Liên quân 60 quốc gia theo Mỹ chống IS nhưng không một quốc gia nào đưa lực lượng trên bộ đến chiến trường Iraq, Syria. Trong khi đó quân đội Syria của Tổng thống Assad chống IS hiệu quả nhất thì bị loại trừ.

Không những thế, lực lượng người Kurd gây cho IS khốn khó nhất thì khi tham gia không kích, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì mục tiêu là IS lại nhắm ngay vào lực lượng người Kurd. Khi Nga gửi vũ khí, trang bị và cố vấn quân sự cho Syria để chống IS thì Mỹ và Liên minh chống IS phản đối quyêt liệt, đe dọa, cô lập Nga…

Tại sao có điều này? Đơn giản là Mỹ chỉ chấp nhận Nga vào liên minh chống IS dưới sự chỉ huy của Mỹ và loại bỏ Tổng thống Assad. Trong khi đó, Nga sẽ tiêu diệt tận gốc IS không thương tiếc để hỗ trợ, bảo vệ chế độ Assad, điều này ngược với ý đồ Mỹ.

Vậy, Mỹ và liên quân thực hiện chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Syria là để tiêu diệt IS hay lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, đâu là mục tiêu chính? Mỹ muốn tiêu diệt tận gốc IS và các nhóm khủng bố hay khai quang cho các “Nhà nước” Hồi giáo ra đời?

Không khó để trả lời đúng câu hỏi này.

Ngày 14-9 vừa qua, các hãng tin phương Tây đưa tin, Nga đã đưa 7 chiếc xe tăng T-90 kèm với một số loại pháo đến khu vực sân bay Latakia, Syria. Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Nga cũng được điều động tới sân bay nói trên và xây dựng các khu nhà tạm, một trạm kiểm soát không lưu di động và một hệ thống phòng không. Và rồi mới đây Mỹ phanh phui vụ Nga đưa tiếp 4 trực thăng chiến đấu hiện đại sang Syria…

Chuyện đó thì không có gì bất ngờ bởi Nga công nhận việc viện trợ vũ khí trang bị cho chính quyền Tổng thống Assad là “truyền thống lâu đời” mà không phải bây giờ. Có điều trong tình thế Syria bị nguy kịch bởi các vụ không kích của liên quân và các cuộc tấn công của quân khủng bố IS, lực lượng đối lập, được sự hỗ trợ của nước ngoài mạnh mẽ thì điều đó mới khiến ta quan tâm.

Ngày 16/9, Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar Ja'afari cho rằng Nga cần tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.

Ngày 17/9, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem tuyên bố chính quyền Damascus có thể sẽ đề nghị Nga triển khai các lực lượng quân sự trên lãnh thổ nước này trong trường hợp cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ. Hiện nay Syria vẫn đang làm chủ tình hình và vấn đề cần nhất chính là đạn dược và các loại khí tài hiện đại để đủ năng lực đối phó với các loại vũ khí tiên tiến mà các nhóm khủng bố đang sử dụng.

Đây là những đề nghị cực kỳ nhạy cảm đồng thời là một cú sốc sợ hãi cho lực lượng IS trên lãnh thổ Syria.

Đối đầu với Nga là đánh nhau thật chứ không phải đánh trận giả như với Mỹ và liên quân lâu nay. Không có cảnh quân khủng bố mà hành quân trên xe Toyota cờ dong trống mở đi hàng trăm km mà vẫn vô sự.

Khả năng không kích của Nga có thể không “ngay và luôn” như Mỹ, nhưng kinh nghiệm tiêu diệt khủng bố tại Chechnya và sự phát triển vũ khí Nga, đặc biệt, quyết tâm chiến đấu của Nga khác Mỹ.

Hình thức tác chiến: không kích Nga+lực lượng bộ binh Syria+vũ khí Nga+cố vấn Nga, chắc chắn sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho IS.

Giờ đây, nếu như khi Nga và Iran tham gia không kích chống IS (không nằm trong liên minh do Mỹ chỉ huy) thì cuộc chơi địa chính trị tại Trung Đông đã đi vào thực chất hơn.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

Nga tham chiến, IS có còn lộng hành? - 2