1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga sẵn sàng khi vũ khí Mỹ không chỉ để phòng thủ

Động thái Mỹ liên tiếp tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đến châu Âu khiến Nga không thể ngồi im và đã có kế hoạch của mình.

Ngày 21/7, phát biểu trong cuộc họp báo ở Moscow, người đứng đầu Cục 4, Viện Nghiên cứu Trung ương trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, ông Oleg Pusnyi cho biết bộ này dự đoán vào năm 2020, Mỹ sẽ nâng cấp từ 48-49 tàu chiến bằng các thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu.

Động thái nâng cấp này tạo ra nguy cơ đối với Hải quân và Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) và Moscow sẽ áp dụng những biện pháp thích hợp để đáp trả, ông Punsyi cho biết.

Theo vị quan chức này, ngay từ đầu thập kỷ này, Lầu Năm Góc đã mua 200 tên lửa đánh chặn và đến cuối năm 2015 sẽ bổ sung thêm 50 tên lửa nữa.
Khẩu đội Patriot PAC 3 Mỹ triển khai tại châu Âu.
Khẩu đội Patriot PAC 3 Mỹ triển khai tại châu Âu.

Trước khi ông Punsyi đưa ra tuyên bố này, tờ Der Spiegel của Đức đưa tin các nhà lãnh đạo Ba Lan, Latvia, Lithuania, Estonia đã đề xuất Mỹ triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ tên lửa nhằm chống lại Nga.

Dù Mỹ nhiều lần khẳng định hệ thống vũ khí họ triển khai tại Đông Âu chỉ mang tính chất phòng thủ nhưng người Nga đã không tin điều đó và từng bước gia cố sức mạnh quốc phòng.

Ngay từ tháng 1/2015, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov tuyên bố: “Trong năm 2015, những nỗ lực chính của Bộ Quốc phòng sẽ tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang để đáp ứng với các kế hoạch xây dựng quân đội. Trong đó, trọng tâm sẽ là Crimea, sườn Tây nước Nga và Bắc Cực”.

Theo đó, sườn Tây là nơi đồn trú của Hạm đội Baltic - một yếu tố cấu thành trọng yếu của Quân khu phía Tây, có Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Baltiysk. Hạm đội này có khả năng khống chế hoàn toàn khu vực eo biển Baltic với lực lượng chủ chốt là Lữ đoàn tàu mặt nước 128, Lữ đoàn tàu đổ bộ 71, Lữ đoàn tàu tên lửa 36, Lữ đoàn tàu ngầm 123.

Lực lượng Không quân Nga ở khu vực này có các căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye. Cả hai căn cứ không quân trên đều có vai trò rất quan trọng, là địa điểm xuất phát của lực lượng máy bay trinh sát, chiến đấu, ném bom, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn hoạt động theo dõi trên không ở vùng Baltic của NATO.

Vào năm 2012, phương Tây đã phát hiện các tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M đã được triển khai ở Kaliningrad. Ngoài ra, có những báo cáo chưa rõ ràng về việc Nga “có thể đã triển khai vũ khí hạt nhân đến Kaliningrad”, sau khi Mỹ tuyên bố về kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Cezch và Ba Lan.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng nổ, Mỹ và NATO tăng cường binh lực đến khu vực Baltic và Ba Lan để kiềm chế Nga. Đáp trả lại, Moscow đã đơn phương chấm dứt một thỏa thuận với Lithuania vốn cho phép cả hai nước giám sát lực lượng vũ trang của nhau vào tháng 5/2014.

Như vậy, những cơ chế hợp tác và giám sát lẫn nhau giữa Nga và NATO đã bị hủy bỏ, dẫn tới những căng thẳng tiếp theo khi cả hai bên đều liên tiếp tăng cường các hoạt động diễn tập đáp trả lẫn nhau trong năm 2014.

Đặc biệt là Nga đã huy động tới đây cả máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, đồng thời tăng cường tới hơn 20 chiến hạm, lực lượng phòng không cũng được bổ sung sức mạnh với các hệ thống tên lửa tối tân S-300 và S-400.

Với lực lượng này, Nga có thể tung ra những cú đòn thích đáng vào đối phương trong trường hợp Nga bị đe dọa tấn công và tấn công.

Theo Chúc Sơn
Đất Việt
 
Khẩu đội Patriot PAC 3 Mỹ triển khai tại châu Âu.