1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Nga rút quân khỏi Syria: Độc chiêu của Moscow

Rút quân khỏi căn cứ không quân Khmeimim được coi là quyết sách hợp lý và khôn ngoan của Moscow.

Ngày 11/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ tới thăm Syria. Tại đây, ông Putin đã yêu cầu bắt đầu thu hồi lực lượng quân đội Nga ở Syria về nước, giảm thiểu một phần các đơn vị hàng không hỗn hợp tại căn cứ không quân Khmeimim.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Nga vẫn duy trì một lực lượng thường trực tại căn cứ không quân Khmeimim, chứ không rút hết quân như nhiều người tưởng tượng.

Cách đây ít hôm, Nga đã tuyên bố giải phóng hoàn toàn Syria khỏi sự kiểm soát của IS. Chỉ trong vòng 2 năm, các lực lượng Nga đã hỗ trợ chính phủ Syria giành chiến thắng áp đảo trước phe đối lập và khủng bố.

Hiện tại HTS đang bị quân đội Syria dồn vào chân tường ở Hama - Idlib. Trong khi, IS đã hoàn toàn bị bao vây tại vùng sa mạc phía đông Syria. Do đó, Nga có thể tự tin về việc rút bớt lực lượng khỏi Syria.

Đây được coi là quyết sách hợp lý và khôn ngoan của Moscow. Nga không nhất thiết phải duy trì một lượng lớn quân đội tại Syria khi mà cuộc chiến đã đi đến hồi kết.

Thứ nhất, chi phí để duy trì lực lượng tại Syria không phải nhỏ, rút bớt lực lượng đồng nghĩa với chi phí cho các hoạt động quân sự của Nga giảm xuống.

Thứ hai, việc rút quân khỏi căn cứ không quân Khmeimim như một lời nhắc nhở đối với chính quyền Tổng thống Assad. Đã đến lúc quân đội Syria phải tự đứng trên đôi chân của mình.

Lực lượng Nga sẽ hết lòng bảo vệ đồng minh của mình, song điều đó không đồng nghĩa với việc chính quyền Assad phụ thuộc hoàn toàn vào Nga. IS nổi dậy tại Syria một phần do sự yếu kém của chính quân đội Syria.

Sau cuộc chiến chống IS, lực lượng chính phủ đã có nhiều kinh nghiệm trên chiến trường, đủ khả năng tiếp quản đất nước dưới dự giúp đỡ của Nga.

Thứ ba, Nga vẫn giữ lại quân át chủ bài tại Địa Trung Hải mang tên Kalibr. Những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr từ chiến hạm hoặc tàu ngầm đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giáng những đòn chí mạng vào lực lượng khủng bố.

Với khả năng tấn công cơ động và chớp nhoáng, Nga vẫn có thể khiến kẻ thù của mình tại Syria run sợ.

Thứ tư, lực lượng Nga rút quân với tư cách là người chiến thắng. Họ đến với tinh thần bất khuất và trở về trong tư thế ngẩng cao đầu. Động thái này giống như một lời nhắc nhở tới Mỹ - một vị khách không mời nhưng có ý định ở lại lâu dài tại Syria.

Các phương tiện truyền thông Nga nhận định rằng, quân đội Nga đang lên kế hoạch hoàn thành chiến dịch quân sự tại Syria trước khi kết thúc năm 2017.


Tổng thống Putin gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Putin gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tống thống Putin đã có chuyến thăm bất ngờ tới Syria trước chuyến công tác, gặp và làm việc với tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi tại Cairo và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Ankara.

Chuyến công tác của ông Putin nhằm thảo luận về các mối quan hệ song phương bao gồm những dự án năng lượng chung, tình hình an ninh ở Trung Đông, đặc biệt là xung đột Syria cùng quyết định gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của nhà nước Israel.

Trong cuộc gặp gỡ tới Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin tuyên bố, cuộc đàm phán với ông Erdogan đã diễn ra trên tinh thần xây dựng và bàn về các mục tiêu thiết thực.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng cuộc đàm phán đã được thực hiện trong không khí thiết thực và xây dựng. Chúng tôi đã thảo luận các vấn đề chủ chốt của hợp tác song phương. Trong số đó quá trình thực hiện các dự án thương mại-kinh tế và quân sự-kỹ thuật chiến lược.

Ngoài ra chúng tôi đã trao đổi quan điểm về các vấn đề nóng hổi của chương trình nghị sự quốc tế và khu vực", ông Putin nói với cánh truyền thông ở Ankara.

Theo Thành Lập

Báo đất việt