1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Nga công bố thời điểm đưa vào trang bị S-500 và PAK FA

Ngày 25-5, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết, quá trình trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA và tổ hợp tên lửa phòng không-phòng thủ tên lửa hiện đại S-500 sẽ bắt đầu từ năm 2019.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố, việc đưa và trang bị các tổ hợp vũ khí mới nói trên sẽ nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến của lực lượng Phòng không-vũ trụ Nga.

Tuyên bố của ông S. Shoigu cũng làm rõ thêm thông báo trước đó của Tư lệnh lực lượng Phòng không-vũ trụ Nga, Victor Bondarev hồi tháng 4-2017 rằng, S-500 sẽ được cung cấp cho Quân đội Nga sớm nhất có thể.

Theo chương trình mua sắm vũ khí, trang bị quốc gia của Nga giai đoạn 2015-2020, Quân đội Nga dự kiến trang bị 10 sư đoàn tên lửa S-500 mới. Tuy nhiên, với việc S-500 sẽ chỉ sẵn sàng từ năm 2019, kế hoạch trên có thể phải lùi sang chương trình mua sắm vũ khí quốc gia giai đoạn 2018-2025.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-500.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-500.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA.

Trong khi đó, tháng 3-2017, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố kế hoạch mua 6 chiếc PAK FA đầu tiên và con số này tới năm 2020 sẽ tăng lên 52 đơn vị.

Nga bắt đầu phác thảo ý tưởng thiết kế S-500 Prometheus hay 55R6M Triumfator-M từ giai đoạn 2002-2003 với sự tham gia của các tổ hợp thiết kế Camogerdet và Vlastelin. Tới năm 2010, Tổ hợp thiết kế Almaz-Antey chính thức nhận nhiệm vụ phát triển S-500.

Yêu cầu kỹ-chiến thuật chính đối với S-500 là khả năng ngăn chặn các dòng tên lửa tầm trung, tầm xa và liên lục địa của đối phương ở pha phóng giữa và cuối của quỹ đạo bay. Ngoài ra, S-500 cũng phải có khả năng ngăn chặn các dòng tên lửa hành trình, phương tiện bay siêu thanh có tốc độ đạt tới Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh).

S-500 được trang bị hệ thống radar mảng định pha chủ động băng tần X có khả năng phát hiện các mục tiêu có áp dụng công nghệ tàng hình. Tầm kiểm soát của hệ thống radar đạt 850km, khóa và dẫn bắn tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 600km. S-500 trong tương lai sẽ là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.

Sau khi được tiếp nhận, S-500 sẽ được tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa đang bảo vệ thủ đô Moscow A-135 Amur và miền Trung nước Nga.

Máy bay chiến đấu PAK FA được thiết kế thuộc phân loại thế hệ 5 như các dòng máy bay F-22 và F-35 của Mỹ. Dòng máy bay chiến đấu này có thể bay với vận tốc tối đa tới 2.600km/giờ, tầm hoạt động đạt 4.300km và trần bay cao là 20km.

PAK FA có thể mang theo 10 tấn vũ khí, gồm: Một pháo hàng không GSh-30-1 30mm và các loại bom, tên lửa có điều khiển treo trên 8 mấu được giấu trong thân và 10 mấu cứng ở trên thân và cánh máy bay. Cùng với máy bay mới, Nga cũng sẽ cho ra mắt một loạt vũ khí hàng không mới tương ứng với chiến đấu cơ thế hệ 5 này.

Điểm đặc biệt của PAK FA là việc trang bị hệ thống radar hỗn hợp mảng định pha chủ động ở phần mũi và trên cánh máy bay. Kết hợp với hệ thống điện tử trên khoang hiện đại, PAK FA có góc quét radar rộng và khả năng định vị các mục tiêu bay cỡ nhỏ, cũng như áp dụng công nghệ tàng hình. Công nghệ trí thông minh nhân tạo e-pilot cho phép giảm thiểu thao tác điều khiển máy bay để phi công tập trung cho nhiệm vụ chiến đấu.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, PAK FA có nhiều tính năng vượt trội so với dòng máy bay thế hệ thứ 5 bên kia đại dương là F-35 Lightning II.

Theo Tuấn Sơn/ TASS

Quân đội nhân dân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm