1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

NATO chưa đủ sức lập căn cứ hải quân tại Ukraine

Vật tư, tiền của, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và căn cứ pháp lý là những lý do chính để các tướng lĩnh quân đội Nga cho rằng hiện tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chưa đủ sức lập căn cứ hải quân tại Ukraine.

Trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Nga và NATO trên Biển Đen liên tục gia tăng, NATO đã quyết định tăng cường sự ủng hộ đối với Ukraine và lên kế hoạch duy trì sự tồn tại lâu dài của Khối quân sự này tại khu vực Biển Đen. Tuy nhiên, giới quân sự Nga cho rằng, hiện tại NATO chưa đủ sức để lập căn cứ hải quân tại Ukraine.

Theo tướng Viktor Kravchenko, nguyên Tham mưu trưởng Lực lượng Hải quân Nga cho rằng, hiện tại địa điểm khả thi nhất mà NATO có thể thiết lập căn cứ hải quân tại Ukraine đó chính là cảng Odessa. Tuy nhiên, đây lại là một cảng thương mại.

Mặc dù, đã có không ít tàu chiến của hải quân Ukraine đang neo đậu tại cảng Odessa. Tuy nhiên, cũng chỉ có tàu hộ vệ mang tên lửa Hetman Sahaidachny của hải quân Ukraine với lượng giãn nước chỉ là 3560 tấn được neo đậu tại đây. Hơn nữa, cảng Odessa cũng chỉ có thể neo đậu được tàu quân sự có tải trọng lớn nhất từ 4.500 đến 5000 tấn.

Mặt khác, do Odessa là hải cảng thương mại, vì vậy nếu sử dụng hải cảng này làm cảng quân sự và neo đậu các tàu hải quân sẽ làm hạ thấp năng lực tự thân của một hải cảng thương mại. Hơn nữa, điều này  còn gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động tác chiến toàn diện của lực lượng hải quân. Do đó, sẽ rất khó để lực lượng hải quân NATO triển khai các hoạt động nếu thiết lập căn cứ quân sự tại cảng này.

Ngoài ra, NATO còn có thể thiết lập căn cứ hải quân tại một cảng khác của Ukraine đó là cảng Ilyichevsk. Tuy nhiên, khả năng biến cảnh này thành một căn cứ hải quân để neo đậu các tàu hải quân của NATO là rất nhỏ. Bởi vì, sẽ phải mất rất nhiều vật tư, vật lực để biến cảng này thanh một căn cứ hải quân đúng nghĩa. Hơn nữa, cảng này hiện tại hoàn toàn chưa có bất cứ cơ sở hạ tầng thiết yếu nào bao gồm điện lực, nước và năng lực cung ứng vật tư khác cho phép tàu quân sự của NATO có thể neo đậu.

Ngoài 2 cảng vừa kể trên, hiện tại không có khu vực nào trên đất Ukraine có thể phù hợp để xây dựng căn cứ hải quân của NATO. Bởi tất cả địa điểm khác đều phải bắt đầu xây dựng từ đầu. Và như vậy đối với năng lực của NATO hiện nay, để xây dựng một căn cứ hải quân hoàn toàn mới là điều không thể.

Việc thiết lập căn cứ hải quân của NATO tại nước ngoài còn liên quan tới vấn đề pháp lý. Trong khi đó, luật pháp Ukraine hiện nay chưa cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự.

Một vị tướng khác đó Alexander Burutin, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất quân đội Nga, cũng cho rằng, rất khó để Mỹ và NATO thiết lập căn cứ hải quân tại Ukraine.

Tướng Alexander Burutin cho rằng: “Tôi không tin hải quân Mỹ có thể thực hiện được kế hoạch thiết lập căn cứ hải quân tại Ukraine. Đây là một dự án tiêu tốn cực lớn nguồn lực. Hiện tại, các chuyên gia chính trị các nước trên thế giới đều hiểu rất rõ thế nào là giá trị của việc tiết kiệm nguồn vốn. Điều đặc biệt là, hiện tại NATO vẫn chưa hạ quyết tam thực hiện những thách thức đối với Nga tại khu vực Biển Đen. Nội bộ NATO rất khó khăn để đi đến thống nhất trong việc thực thi các hành động thách thức này”.

Hơn nữa, nếu thách thức Nga tại khu vực Biển Đen sẽ phải đối mặt với rủi ro cực lớn. Nga đã rất kiên quyết nõi rõ quyết tâm của mình trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia tại khu vực Biển Đen và sẵn sàng huy động mọi lực lượng và vũ khí cần thiết để bảo vệ lợi ích này.

Theo Đức Thức

Tiền phong