1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ vớt vát thể diện trước Nga

Các lực lượng được Mỹ hỗ trợ giải phóng một thành phố ở Syria, kết quả giúp Mỹ vớt vát thể diện trước những thắng lợi của Nga và quân đội Syria.

Mỹ lên tiếng

Người phát ngôn của Liên minh người Kurd-Arab hay còn gọi là Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) Sharfan Darwish ngày 13/8 cho biết các lực lượng được Mỹ hỗ trợ đã giành lại toàn bộ thành phố Manbij ở miền Bắc Syria, gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Những tay súng cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã rút chạy khỏi thành phố này.

Theo ông Darwish, SDF đang tiến hành công tác rà phá bom mìn trong thành phố này sau khi nhóm tay súng cuối cùng của IS rút lui. Ngoài ra, SDF cũng giải cứu được 2.000 thường dân bị IS bắt giữ làm con tin.

Các tay súng của lực lượng SDF được Mỹ hậu thuẫn tại Manbij
Các tay súng của lực lượng SDF được Mỹ hậu thuẫn tại Manbij

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho hay khoảng 500 xe chở các tay súng IS và dân thường đã rời Manbij, di chuyển theo hướng Đông Bắc tới Jarablus, một thị trấn IS kiểm soát ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nguồn tin từ lực lượng người Kurd và SOHR tiết lộ việc đoàn xe trên rời khỏi thành phố Manbij đã diễn ra theo một thỏa thuận không được công bố chính thức giữa các bên tham chiến, đánh dấu việc kết thúc chiến dịch tại khu vực này.

IS chiếm Manbij kể từ năm 2014 sau khi nhóm khủng bố này nắm quyền kiểm soát nhiều vùng rộng lớn ở Syria và nước láng giềng Iraq. Manbij, thành phố có khoảng 120.000 dân trước khi xung đột bắt đầu bùng phát tại Syria năm 2011, là điểm dừng chân quan trọng trên tuyến đường tiếp viện của IS từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới thành phố Raqa mà IS gọi là thủ phủ của nhóm khủng bố này.

Các tay súng SDF đang giúp Mỹ lấy lại thể diện ở Syria?
Các tay súng SDF đang giúp Mỹ lấy lại thể diện ở Syria?

Chiến dịch Manbij là bước tiến lớn mà nhóm đồng minh với Washington đạt được tại Syria kể từ sau khi Mỹ tiến hành chiến dịch quân sự chống IS cách đây hai năm.

Việc mất quyền kiểm soát Manbij là một đòn giáng mạnh vào IS bởi khu vực này có vai trò chiến lược. Giới chức Mỹ từng tuyên bố một khi hoàn tất chiến dịch Manbij, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai tấn công mục tiêu tiếp theo là Raqqa.

Nghe ngóng Nga

Thời gian qua, quân chính phủ Syria được Nga hỗ trợ đã liên tiếp giành thế chủ động trên các chiến trường, trong đó đáng kể nhất là Aleppo. Trước tình hình này, hôm 3/8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi Nga hạn chế các hoạt động tấn công tại đây bởi phương Tây lo ngại khả năng sẽ có các cuộc tấn công vào Aleppo, nơi Moskva đang thực hiện các hoạt động nhân đạo.

Cùng với việc kêu gọi Nga từ bỏ cuộc chiến ở Syria, không quân Mỹ bắt đầu các chiến dịch quy mô lớn tấn công các tín đồ Hồi giáo ở Libya.

Washington tin rằng việc Nga không nên tiến hành các hành động tấn công ở Syria và buộc phải gây áp lực lên Chính quyền Syria là để giữ cho Damascus. Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Colombia Maria Anjela Holguin ở Washington rằng: “Rõ ràng một điều rất quan trọng hiện nay là Nga phải kiềm chế cả bản thân mình lẫn chế độ Assad để không tiến hành các cuộc tấn công mới. Và khi đó, nhiệm vụ của chúng tôi là tác động phe đối lập để không tiến hành các vụ tấn công đó”.

Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu thông báo về Chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin: bắt đầu tiến hành các hoạt động nhân đạo quy mô lớn ở Aleppo. Trong khuôn khổ các hoạt động nhân đạo này, lực lượng vũ trang Nga và Syria sẽ mở các hành lang an toàn cho dân thường thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Đồng thời, ngay từ khi bắt đầu triển khai hoạt động này thì Tổng thống Syria Bashar Al-Assad đã ban hành Lệnh Ân xá cho các chiến binh hạ vũ khí và trả tự do cho nhiều tù binh.

Binh sĩ chính phủ Syria tại Aleppo
Binh sĩ chính phủ Syria tại Aleppo

Tuy nhiên, các hoạt động nhân đạo này đang khiến phương Tây lo lắng, đặc biệt khi Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng thuộc Hội đồng Liên bang Viktor Azerov tuyên bố rằng sau khi hoàn thành các hoạt động nhân đạo này có thể bắt đầu tiến hành tấn công Aleppo. Mặc dù Điện Kremlin vội vàng bác bỏ tuyên bố của vị nghị sĩ này nhưng vẫn khiến phương Tây nghi ngại.

Khi bình luận về các hoạt động nhân đạo của Nga, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã không thể đưa ra một đánh giá rõ ràng khi nói rằng: “Rất có thể chiêu trò này sẽ không mang đến sự hợp tác. Mặt khác, nếu chúng ta giải quyết vấn đề này ngay hôm nay và tìm kiếm được sự thống nhất về những gì đang diễn ra, đạt được một thoả thuận để tiến lên phía trước thì rất nhiều cơ hội mới sẽ mở ra trước mắt chúng ta”.

Theo hãng thông tấn SANA của Syria, hàng chục gia đình cũng như nhiều chiến binh đã buông vũ khí và rời khỏi Aleppo. Đồng thời, hãng tin Fars của Iran cho biết quân đội Syria và liên minh từ Lebanon đang tiếp tục tiến hành “cuộc chiến khốc liệt với hơn 3.000 tên khủng bố ở phía Tây Nam của thành phố”.

Máy bay chiến đấu Nga tại Syria
Máy bay chiến đấu Nga tại Syria

Trong vài ngày qua, các điều phối viên của Nga ở căn cứ quân sự Hmeymin đã ghi nhận 6 vụ vi phạm các lệnh ngừng bắn xảy ra ở các tỉnh Damascus và Latakia.

Ngày 1/8, một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga đã bị bắn hạ ở tỉnh Idlib khi đang trở về từ Aleppo. Báo chí phương Tây nhận định, không loại trừ không quân Nga sẽ trả thù cho 5 sĩ quan bị thiệt mạng trên chiếc Mi-8 đó và thực hiện các đợt không kích chiến lược nhằm vào các vị trí của phiến quân.

Trong tháng 7 vừa qua, sau khi một chiếc máy bay trực thăng khác của Nga bị bắn hạ thì ngay lập tức máy bay ném bom TU-22M3 của nước này đã tấn công các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở phía Đông Palmyra là các thành phố Es Suhne và Arak. Tuy nhiên, Moskva phủ nhận gọi đó là "hành động trả thù".

Theo Bảo Minh

Đất Việt