1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ vạch kế hoạch thống trị bầu trời thế giới

Trang mạng “Defense-aerospace” vừa đưa ra những thách thức cần giải quyết để quân đội Mỹ giữ vững và tiếp tục duy trì địa vị thống trị trên không.

Cuộc chiến tranh đầu tiên mà không quân Mỹ sử dụng toàn vũ khí tiến công chính xác là chiến dịch “Bão táp sa mạc” cách đây hơn 20 năm. Từ đó cho đến nay, loại vũ khí này được sử dụng trong tất cả cuộc chiến của Mỹ. Trên thực tế, những nỗ lực của Mỹ để đạt đến trình độ của ngày hôm nay được gói gọn trong câu: “Một máy bay, một tên lửa là một mục tiêu”.

Tuy nhiên, trước sự tăng cường đầu tư và lớn mạnh không ngừng của không quân các nước đối thủ, Mỹ còn rất nhiều việc phải làm để duy trì khả năng thống trị thế giới trên không. Điều này được thể hiện ở 3 thách thức lớn và 5 vấn đề cấp bách mà không quân Mỹ cần phải giải quyết.

Ba thách thức lớn

Một là: Năng lực “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD) của các đối thủ. Hai là: Chuyển dịch trọng tâm chính trị, quân sự của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ba là: Đầu tư lớn để không ngừng phát triển lực lượng tấn công chính xác toàn cầu.

Mỹ sẽ đẩy nhanh giai đoạn quá độ, chuyển sang sử dụng toàn bộ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5

Mỹ sẽ đẩy nhanh giai đoạn quá độ, chuyển sang sử dụng toàn bộ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5

Đây là những vấn đề chiến lược trọng tâm trong tương lai của không quân Mỹ, là những thách thức lớn mà họ phải vượt qua để giữ vững địa vị chủ đạo trong tấn công chính xác toàn cầu.

Năm vấn đề cần giải quyết

Trong 50 năm đầu tiên của thế kỷ 21, để giữ vững địa vị chủ đạo trong tấn công chính xác toàn cầu, không quân Mỹ cần phải giải quyết tốt 5 vấn đề như sau:

Thứ nhất: Đẩy nhanh giai đoạn quá độ chuyển sang thành lập toàn bộ các biên đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Tăng cường đầu tư phát triển thế hệ máy bay này, giảm thiểu đầu tư cho các phương tiện tác chiến truyền thống để đến trước năm 2024 phải tăng số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 lên 1000 chiếc.

Thứ 2: Nghiên cứu và triển khai thế hệ kế cận để kiện toàn năng lực tấn công chính xác toàn cầu. Không quân và hải quân Mỹ cần tăng cường đầu tư khai phá các năng lực xuyên phá mới, để đối phó với năng lực phòng không của các đối thủ đang ngày càng hiện đại. Vấn đề có tính chất then chốt là nghiên cứu, phát triển một thế hệ máy bay ném bom mới, đầu tư phát triển tên lửa hành trình phóng từ trên biển và triển khai toàn diện máy bay trinh sát và tấn công không người lái.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 sẽ bị thay thế bởi một loại máy bay ném bom thế hệ mới

Máy bay ném bom tàng hình B-2 sẽ bị thay thế bởi một loại máy bay ném bom thế hệ mới

Thứ 3: Đầu tư phát triển một thế hệ tên lửa tiên tiến và phương tiện hiện đại mới, có khả năng duy trì địa vị số 1 trong tấn công chính xác toàn cầu của Mỹ. Duy trì năng lực này cần đầu tư phát triển các loại vũ khí tàng hình, tốc độ cao, tầm xa và chính xác tuyệt đối. Chỉ có như vậy, các vũ khí tấn công chính xác của không quân Mỹ mới có khả năng uy hiếp đối thủ từ bốn phương, tám hướng.

Thứ 4: Hoàn thiện các hệ thống và phương tiện kết nối trên không, trên biển và trên đất liền. Mạng lưới tiên tiến sẽ bảo đảm điều phối tốt các hoạt động tác chiến, nâng cao khả năng phối hợp tấn công đồng loạt giữa các quân binh chủng và giữa các phương tiện chiến đấu, sát với thời gian thực. Đây là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về cả nhân lực và vật lực.

Thứ 5: Tăng cường khả năng phòng thủ căn cứ và sẵn sàng mở rộng căn cứ để đáp ứng với mọi yêu cầu đột xuất xảy ra. Khả năng ứng phó của các căn cứ không quân có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị và quân sự, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năng lực ứng biến này bao gồm một loạt các nội dung như: Phòng ngự chủ động, phòng ngự bị động, tác chiến tấn công và các chức năng tổng hợp của các căn cứ này…

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm