1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ tốn hơn 20 triệu USD để bảo trì du thuyền tịch thu của tài phiệt Nga

An Hoàng

(Dân trí) - Chi phí bảo trì siêu du thuyền Amadea bị tịch thu của tài phiệt Nga Suleiman Kerimov đã ngốn của chính phủ Mỹ đã khoảng 20 triệu USD, tương đương gần 1 triệu USD mỗi tháng.

Mỹ tốn hơn 20 triệu USD để bảo trì du thuyền tịch thu của tài phiệt Nga - 1

Du thuyền Amadea (Ảnh: AFP).

Siêu du thuyền Amadea dài hơn 100m là một trong những tài sản đầu tiên của giới tài phiệt Nga bị Bộ Tư pháp Mỹ tịch thu nhằm gây áp lực lên Điện Kremlin vào thời điểm bùng nổ xung đột Nga - Ukraine tháng 2/2022.

Amadea bị tịch thu khi đang cập cảng ở Fiji vào năm 2022 với cáo buộc chủ sở hữu, ông Suleiman Kerimov, đã vi phạm luật pháp Mỹ khi sử dụng hệ thống ngân hàng Mỹ để trang trải chi phí cho con tàu.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà chức trách Mỹ không thể lường đến là chi phí bảo trì quá cao, dẫn tới khoản thiệt hại 20 triệu USD cho chính phủ nước này. Theo ghi chép trong hồ sơ tòa án gần đây, các công tố viên liên bang đã đề xuất yêu cầu thẩm phán cho phép bán con tàu. Con tàu được định giá khoảng 230 triệu USD, theo Cơ quan Cảnh sát Mỹ.

"Việc sử dụng cả triệu USD mỗi tháng từ tiền thuế của người dân chỉ để duy trì con tàu Amadea là quá nực cười, khoản chi phí này hoàn toàn có thể được cắt giảm bằng việc bán con tàu", trích hồ sơ tòa án.

Cũng theo đó, ngoài chi phí khoảng 600.000 USD/tháng để bảo trì du thuyền và thêm 144.000 USD tiền bảo hiểm, họ cần trả thêm các chi phí không thường xuyên như chi phí cập bến khoảng 178.000 USD, khiến tổng hóa đơn ở mức 922.000 USD/tháng.

Trong một diễn biến khác, doanh nhân người Nga Eduard Khudainatov và công ty Millemarin Investments đứng ra tuyên bố sở hữu siêu du thuyền. Họ phản đối kế hoạch bán con tàu và yêu cầu hoàn trả các khoản chi phí của Amadea suốt gần 2 năm qua cho chính phủ Mỹ nhằm lấy lại tài sản này. "Chính quyền Mỹ đã sai lầm khi đưa ra quyết định thu giữ Amadea dù biết rõ sẽ phải tiêu tốn khoản chi phí từ tiền thuế của chính người dân nước họ", doanh nhân này lập luận.

Các công tố viên cho biết động thái đề nghị của ông Khudainatov có thể khiến kế hoạch xử lý con tàu mất thêm nhiều thời gian nữa, đồng nghĩa với việc chi trả chi phí bảo trì sẽ tiếp tục kéo dài.

Theo Washington Post

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm