1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Mỹ sẽ gia nhập ngân hàng Trung Quốc để "quản" đồng minh?

Thay vì ngăn cản, rất có thể Mỹ sẽ gia nhập vào Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) để dễ bề “quản lý đồng minh”.

Đồng minh “phớt lờ” cảnh báo của Mỹ

Trên trang Học giả Ngoại giao Nhật Bản (The Diplomat) ngày 21/3 có bài viết với tiêu đề “Thất bại trong vấn đề Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á: Washington bây giờ nên làm gì?”, dự đoán đường đi nước bước của Hoa Kỳ trong tương lai.

Trung Quốc đã rót 50 tỷ USD vào AIIB nhằm mục đích tài trợ cho sự phát triển trong khu vực. Với túi tiền không đáy của Bắc Kinh, có thể nhận thấy, AIIB sẽ trở thành một đối thủ "đáng gờm" đối với tổ chức mà Mỹ có vai trò quan trọng là Ngân hàng thế giới (WB).

Hiện Trung Quốc và 20 quốc gia khác đã ký một bản ghi nhớ thành lập ngân hàng này có trụ sở tại Bắc Kinh vào tháng 10 năm ngoái.

Ban đầu, một số nền kinh tế lớn liên minh với Mỹ, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, đã từ chối để trở thành thành viên sáng lập. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những nước này đã bắt đầu dao động.

Hiện AIIB đã có sự hợp tác từ các nước như Anh, Pháp, Đức, Italia, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Campuchia, Pakistan, Philippines, Uzbekistan, Việt Nam… và con số này có thể tăng lên trong thời gian tới.

Bài báo cho rằng, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã không xem xét thấu đáo chiến lược của mình đối với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), đã đến lúc Washington nên lùi lại 1 bước để tính toán lại “đường đi nước bước”.

Mỹ đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn
Mỹ đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn

AIIB là ngân hàng mà Washington nhìn nhận “sẽ trở thành kỳ phùng địch thủ” của các tổ chức tài chính truyền thống của thế giới hiện do Mỹ chi phối như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Những quan ngại của Mỹ về các tiêu chuẩn yếu kém của AIIB và những lo lắng xung quanh khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống hạ tầng do AIIB tài trợ để tạo ra đòn bẩy lớn hơn trong khu vực là điều hiển nhiên.

Chính phủ Obama đã cố gắng thuyết phục đồng minh không gia nhập vào ngân hàng này, hoặc ít nhất cũng phải đợi đến khi các chế độ chính sách của nó rõ ràng hơn. Nhưng, cùng với sự "quay lưng" của Anh, khối liên minh mà Washington dày công xây dựng dường như đang dần tan rã.

3 lựa chọn của Mỹ

Ngày càng có nhiều nước đồng minh đã phớt lờ những áp lực của Washington. Pháp, Đức và Italia đã tiếp bước Anh, Australia và Hàn Quốc lúc đầu không muốn tham gia nhưng hiện nay hai nước này cũng đều đang xem xét lại. Đây thực sự là một đòn nặng nề với Mỹ.

Vì vậy, Washington hiện nay đang đứng trước 3 sự lựa chọn: Thứ nhất là tiếp tục gây áp lực cho đồng minh, ép họ không được gia nhập AIIB, cho đến khi trình tự quản lí của ngân hàng được đảm bảo; Thứ hai, tự mình gia nhập vào AIIB và thứ ba là buông xuôi vấn đề này.

Lựa chọn thứ nhất hiển nhiên bị loại bỏ. Tiếp tục lãng phí nỗ lực ngoại giao để du thuyết các nước khác trong và ngoài khu vực không gia nhập vào AIIB đã trở nên vô nghĩa. Hiện nay sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực vẫn rất mạnh mẽ, nhưng vấn đề nhỏ này sẽ khiến thế lực của Mỹ bị suy giảm.
 
Túi tiền không đáy của Trung Quốc sẽ biến AIIB trở thành đối trọng đáng gờm với WB hay ADB

Túi tiền không đáy của Trung Quốc sẽ biến AIIB trở thành đối trọng đáng gờm với WB hay ADB

Lựa chọn thứ hai là Mỹ sẽ không can thiệp vào AIIB nữa, để cho những nước khác đang chịu áp lực của Mỹ cảm thấy yên tâm.

Nếu AIIB vận hành giống như tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), thì nó chính là một sự bổ sung có ích cho việc phát triển nguồn vốn của thế giới, hiển nhiên Hoa Kỳ không cần thiết phải tham gia vào mọi tổ chức của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, AIIB cũng không ngoại lệ.

Dù thế nào thì hiện nay Washington cũng nên tập trung chú trọng thông qua chuyển hướng hoặc tái cân bằng để thúc đẩy “lí tưởng và hình mẫu chế độ của Hoa Kỳ, chứ không cần thiết tiếp tục lãng phí thời gian và tiền bạc gây khó dễ cho AIIB.

Nếu AIIB hoạt động không tốt bằng các ngân hàng khác thì đây không chỉ là một khiếm khuyết nhỏ của Bắc Kinh, mà còn sẽ tổn hại đến các quốc gia tham gia. Khi đó, Mỹ sẽ có cớ để hạ thấp uy tín của Trung Quốc, “răn dạy” đồng minh, ngăn chặn khả năng xảy ra một vụ việc tương tự.

Lựa chọn thứ ba là Mỹ gia nhập vào AIIB. Đây cũng là ý kiến mà hầu hết các nhà phân tích về Trung Quốc đã đưa ra ngay từ hồi tháng 10 năm ngoái.

Mỹ có thể gia nhập AIIB để dễ bề “quản lý đồng minh”?

Các chuyên gia này cho rằng, phản đối AIIB đã trở thành một thất bại ngoại giao và là phiến đá chặn ngang cổ Washinton, đã đến lúc cần phải tháo bỏ.
 
Có thể Mỹ sẽ gia nhập AIIB để “dễ bề quản lý đồng minh”?

Có thể Mỹ sẽ gia nhập AIIB để “dễ bề quản lý đồng minh”?

Đây là một lựa chọn hợp lí vì như vậy Mỹ sẽ có một chỗ đứng trong AIIB, từ đó có thể đảm nhiệm vai trò tích cực trong định hướng hoạt động và “quản lý đồng minh”. Hơn nữa, nếu khi tình hình không tốt thì có thể là “nhà phê bình nội bộ” đối với ngân hàng do Trung Quốc sáng lập.

Ngoài ra, điều này cũng hỗ trợ, đảm bảo cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi tham gia vào AIIB.

Hiện nay, nếu gia nhập ngay thì sẽ rất “mất mặt” nên Hoa Kỳ có thể khéo léo tránh được bằng cách bắt đầu thừa nhận nhu cầu của Châu Á về năng lực tài chính của AIIB, thông qua nhanh chóng hợp tác với Austrialia, Hàn Quốc và Nhật Bản để chế định ra nguyên tắc chung khi tham gia.

Cũng phải thấy rằng nếu các nước như Anh, Đức, Pháp, Italia bỏ qua cơ hội không tham dự vào ngân hàng quốc tế AIIB đó mới là điều lạ. Việc tham gia của đồng minh sẽ giảm bớt vai trò quan trọng của Trung Quốc, và thúc đẩy AIIB không đi vào con đường mà Tổng Thống Obama đã tỏ ra nghi ngại.

Về phía Nhật Bản, mặc dù AIIB nổi lên như một đối thủ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - tổ chức tài chính do người của Ngân hàng hoặc Bộ tài chính nước này đứng đầu - nhưng Tokyo cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia AIIB vì những lợi ích kinh tế sẽ đạt được.

The Diplomat cho rằng, tuy Mỹ có thể sẽ tham gia ngân hàng này để tiện việc “quản lý đồng minh” nhưng Nhật vẫn cần phải cân nhắc vì mối quan hệ không hề dễ chịu với Trung Quốc, hơn nữa, việc này có thể khiến họ xa lánh đồng minh an ninh thân cận Mỹ.

Theo Bảo Chi
Đất Việt