1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ sẽ chặn đứng siêu tên lửa liên lục địa Nga

Để tăng cường khả năng phòng thủ của Mỹ trước các siêu tên lửa đạn đạo Topol, Topol-M và Yars của Nga, Mỹ sẽ tạo hệ thống phòng thủ thế hệ mới.

Cơ quan của lực lượng phòng thủ Tên lửa quốc gia của Mỹ đã thông báo rằng, họ bắt đầu thực hiện việc thiết kế hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới với một số máy bay đánh chặn trong chương trình của Multi-Object Kill Vehicle (MOKV), tờ militaryparitet.com cho biết.

Mỹ sẽ cho ra mắt hệ thống phòng thủ mới năm 2019
Mỹ sẽ cho ra mắt hệ thống phòng thủ mới năm 2019

Công nghệ mới sẽ cho phép Mỹ “hạ gục” nhiều đầu đạn hạt nhân cùng một lúc từ những tên lửa xuyên lục địa có tầm bắn hơn 5500 km - đây là công nghệ đa đầu đạn phân hướng có thể tấn công nhiều mục tiêu độc lập MIRV (Multiple independently targetable reentry vehicle).

Việc phát triển công nghệ này xuất phát từ nhu cầu thực tế. Các hệ thống phòng thủ của Mỹ hiện nay không đủ khả năng để đánh chặn các loại tên lửa mới hạng nặng mang đầu đạn hạt nhân của Nga như Topol, Topol-M và Yar.

Lầu Năm Góc đã phê duyệt những thủ tục liên quan đến chương trình này trong tháng 8/2015. Việc ký hợp đồng với công ty nào đang cạnh tranh khá gay gắt giữa các công ty Boeing, Lockheed Martin và Raytheon.

Theo kế hoạch, các giấy tờ liên quan sẽ sớm hoàn thành để cuối năm 2017 có thể tiến hành thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia.

Lưu ý rằng, trên báo của Ba Lan đã từng nhấn mạnh rằng, hệ thống phòng thủ Tên lửa thế hệ mới của Mỹ sẽ đặc biệt hiệu quả để đánh chặn các đầu đạn hạng nặng của Nga, ví dụ như các tên lửa liên lục địa R-36M.

Theo đó, việc thử nghiệm khả năng đánh chặn của đầu đạn phân hướng có thể tấn công nhiều mục tiêu MIRV sẽ được bắt đầu vào năm 2019. Kế hoạch triển khai các hệ thống MIRV sẽ bắt đầu từ năm 2020.

Trước đó trên thế giới chỉ có hai hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) hoạt động để chống lại tên lửa đạn đạo liên lục địa, một của Hoa Kỳ là hệ thống Bảo vệ an toàn (Safeguard), loại này sử dụng các loại tên lửa LIM-49A Spartan và Sprint; một của Nga là Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo A-35, loại này sử dụng tên lửa đánh chặn Galosh, bản thân các tên lửa sử dụng trong hai hệ thống ABM này đều mang đầu đạn hạt nhân.

Safeguard của Mỹ chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn; hệ thống của Nga đã được cải tiến và hiện vẫn đang hoạt động, hiện nay hệ thống này gọi là A-135 và sử dụng hai kiểu tên lửa là Gorgon và Gazelle.

Hiện nay ở Mỹ có ba hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo đang hoạt động gồm: Hệ thống tầm thấp giai đoạn cuối Patriot của lục quân Mỹ, hệ thống tầm cao giai đoạn cuối Terminal High Altitude Area Defense (THAAD), Hệ thống tầm cao giai đoạn giữa Aegis/Standard SM-3 của Hải quân.

Đối với Nga là các hệ thống đất đối không tầm thấp giai đoạn cuối là S-300 và S-400, S-500 (đang thử nghiệm), tầm trung và cao là hệ thống A-135.

Theo Nguyễn Đông

Đất Việt