1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ, Nga đều lo Trung Quốc copy công nghệ máy bay chiến đấu

Cuối năm 2009, các trang web theo dõi tình hình quân đội Trung Quốc đưa tin Shenyang (Thẩm Dương) Aircraft, nhà sản xuất máy bay quân sự hàng đầu Trung Quốc, đã thử nghiệm loại máy bay tiêm kích trông rất giống Su-33 của Nga do tập đoàn Sukhoi phát triển.


Vài tháng sau hình ảnh loại máy bay này đã xác nhận những nghi ngờ bấy lâu rằng Trung Quốc phát triển bản sao Su-33 là có cơ sở.

Hình ảnh Thẩm Dương J-15 của Trung Quốc. Ảnh: Defesaaereanaval

Hình ảnh Thẩm Dương J-15 của Trung Quốc. Ảnh: Defesaaereanaval

Đầu thập kỷ này, Bắc Kinh đã nỗ lực mua Su-33 của Nga nhưng không thành công. Dù thất bại, song Trung Quốc đã mua một nguyên bản Su-33 của Ukraine năm 2001 và sử dụng nó để phát triển phiên bản tiêm kích gọi là Thẩm Dương J-15.

Năm 2012, tại triển lãm hàng không Farnborough, Tổng giám đốc tập đoàn Sukhoi, Mikhail Pogosyan xác nhận thông tin Sukhoi cho rằng Trung Quốc đã sao chép Su-33 song không thể làm gì trước việc này.

Các công ty Trung Quốc vốn nổi tiếng về sao chép hàng tiêu dùng của các thương hiệu cao cấp phương Tây như túi xách, áo phông, giày... Giới quan sát quân sự cho rằng từ lâu quân đội Trung Quốc cũng tham gia vào “cuộc chơi” này. Năm 1995, Trung Quốc và Nga ký hợp đồng theo đó Trung Quốc được phép sản xuất 200 chiếc Su-27SK trị giá 2,5 tỷ USD.

Tuy nhiên sau đó Nga phát hiện Trung Quốc phát triển phiên bản tiêm kích của riêng mình, J-11B, lắp hệ thống bay và điện tử của chính họ. Năm 2006, hợp đồng này bị hủy bỏ và Trung Quốc chỉ nhận được 95 chiếc máy bay.

Có vẻ như cả lãnh đạo quân đội Mỹ cũng lo ngại trước khả năng copy công nghệ máy bay của Trung Quốc. Đài Loan (Trung Quốc) muốn mua 66 máy bay F-16 C/D tiên tiến của tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) để thay thế các máy bay F-16A/B lỗi thời. Hai nguồn thạo tin về các chương trình bán vũ khí này cho biết Washington lo ngại công nghệ của F-16C/D có thể lọt vào tay Trung Quốc. Một nguồn tin được dẫn lời nói: “Tôi cam đoan rằng ngay sau khi F-16C/D được chuyển tới Đài Loan, Trung Quốc ngay lập tức sẽ biết về nó. Đây cũng là vất đề khiến Washington rất lo ngại”.

Đánh giá về mực độ hiện đại hóa máy bay của Trung Quốc, Roger Cliff, chuyên gia phân tích của Rand tại một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 5 vừa qua cho biết năm 2000, Không quân và Hải quân Trung Quốc có gần 3.200 chiếc máy bay, song phần lớn trong số này là bản copy MiG-19 và MiG-21 được cấp phép của Liên Xô trước đây (tên lần lượt là Thẩm Dương J-6 và Thành Đô J-7), ngoại trừ một số ít Su-30MKK/MK2 mới mà Bắc Kinh mua của Nga.

Năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải hiện đại hóa không quân. Các chuyên gia không quân Trung Quốc cho biết trong vòng 10 năm nữa, một loại máy bay tiêm kích mới, đầy hứa hẹn sẽ được nước này sản xuất. Và việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc cũng đang tăng tốc.

Theo Duy Trinh