1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ củng cố chiến lược châu Á-Thái Bình Dương đề phòng Nga,Trung

(Dân trí) - Giữa lúc Trung Quốc và Nga đang thu hẹp khoảng cách với Mỹ trong lĩnh vực quân sự, Washington đã bắt đầu điều chỉnh lại sự hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng để đẩy mạnh đổi mới và củng cố lợi thế quân sự, bất chấp ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.

Tàu sân bay Harry Truman của hải quân Mỹ.
Tàu sân bay Harry Truman của hải quân Mỹ. 
Mỹ đang giám sát chặt chẽ một loạt vụ thử nghiệm về các vũ khí hiện đại đang được tiến hành tại Nga và Trung Quốc, trong đó có tàu chống hải quân, máy bay chống quân sự, vũ khí chống vệ tinh, cũng như những phát triển trong lĩnh vực tác chiến điện tử và các lực lượng đặc nhiệm.
 
Cùng lúc đó, Mỹ cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển quân sự phù hợp với chiến lược nhằm đối phó với các thách thức và giành được thế cân bằng mới tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
 
Sau khi khiến Mỹ bất ngờ với các cú hạ cánh và cất cánh thành công của máy bay chiến đấu J-15 trên tàu trên bay Liêu Ninh, Trung Quốc sẽ chế tạo thêm 3-4 tàu sân bay và phát triển máy bay chống hạm, hạm đội tàu, khả năng chiến đấu với mạng lưới tàu để đảm bảo các lợi ích chiến nước của nước này và sự an toàn quân sự.
 
Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ đã khích lệ Nhật dỡ bỏ một lệnh cấm về quyền phòng vệ tập thể và đề nghị Hàn Quốc tham gia các hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương.
 
Mỹ cũng đang xây dựng các căn cứ không quân và hải quân quy mô lớn tại Úc, Philippines, ngoài việc tham gia hợp tác quân sự với các nước trong khu vực như Malaysia để đối phó với sự hiện diện trên biển và trên không của Trung Quốc tại Biển Đông và Ấn Độ Dương.
 
Quân đội Mỹ cũng đang xây dựng một trạm radar quy mô lớn tại Úc để giám sát các vũ khí trong vũ trụ của Trung Quốc và các vụ phóng rocket phục vụ việc triển khai vệ tinh.
 
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho hay bất kỳ cuộc xung đột nào tại Thái Bình Dương, với Triều Tiên hay tại Vùng Vịnh, cũng không chỉ gây thương vong mà còn ảnh hưởng tới an ninh của Mỹ, làm suy yếu nỗ lực của Mỹ nhằm đẩy nhanh việc hiện đại hóa quân đội để đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc.
 
Trước đó, Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của Mỹ đã đề xuất một “liên minh lực lượng đặc biệt toàn cầu”, cho phép các lực lượng đặc nhiệm có khả năng hành động tốt hơn và thực hiện việc triển khai khai toàn cầu, đặc biệt đồn trú trực tiếp tại Trung Đông, châu Á và Mỹ Latinh.
 
Mặc dù Mỹ có kế hoạch giảm ngân sách quốc phòng xuống mức 487 tỷ USD trong 10 năm tới, Washington vẫn sẽ giữ vững một nền quân đội với sức mạnh răn đe hiệu quả và tận dụng mô hình “cuộc chiến không quân-hải quân tổng lực”, duy trì một một lực lượng tấn công chính xác cơ động bằng cách tăng cường sự hợp tác của hải quân, không quân và lực lượng đặc nhiệm, chủ yếu phục vụ việc triển khai chiến lược tại châu Á-Thái Bình Dương.
 
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương cho hay Mỹ đang chuyển sự tập trung quân sự tới châu Á và sẽ đồn trú các binh sĩ luân phiên, thúc đẩy sự hiện diện quân sự trong khu vực. Bộ chỉ huy Thái Bình Dương sẽ thiết lập một căn cứ huấn luyện cho lính thủy đánh bộ và lực lượng đặc nhiệm ở phía bắc nước Úc, điều các tàu hải quân tới Singapore và đặt các máy bay trinh sát trinh sát dọc bờ biển Malaysia, theo một thỏa thuận với Malaysia, để mở rộng trinh sát ra Biển Đông và Ấn Độ Dương.
 
Mỹ còn đang tích cực phát triển một hệ thống “khả năng tấn công nhanh toàn cầu”, cho phép các lực đặc nhiệm tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào bất kỳ một mục tiêu quân sự và chính trị quan trọng nào trên toàn cầu trong vòng 1 giờ.
 
Hải quân Mỹ có kế hoạch triển khai 60% tàu ngầm hạt nhân tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong khuôn khổ một lực lượng phục vụ các cuộc tấn công chính xác từ xa.
 
An Bình
Tổng hợp