1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Mỹ - Ấn tìm cách giảm căng thẳng trên Biển Đông

(Dân trí) - Trong khuôn khổ chuyến thăm New Delhi của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter, Ấn Độ và Mỹ đã thảo luận tình hình tại Biển Đông và các biện pháp có thể giúp ổn định tại khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.

Mỹ - Ấn tìm cách giảm căng thẳng trên Biển Đông
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi ngày 3/6 (Ảnh: AFP)Căng thẳng trên
 
Biển Đông là vấn đề chính trong chương trình nghị sự khi ông Carter gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Ngoại trưởng Sushma Swaraj và cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval tại New Delhi ngày 3/6. Ông Carter tới Ấn Độ sau sau chuyến thăm Việt Nam, và điều này đã nhấn mạnh sự cần thiết về việc ổn định Biển Đông, trong khi các quan chức Ấn Độ nhấn mạnh tới tự do hàng hải và quyền thăm dò dầu khí trong khu vực.

Bộ trưởng Carter và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thảo luận "các diễn biến gần đây ở Ấn Độ Dương và khu vực Thái Bình Dương", văn phòng của ông Modi cho biết trong một tuyên bố.

"Đối với Ấn Độ, tự do hàng hải trên biển luôn luôn quan trọng vì lịch sử của chúng tôi được định hình bởi sự trao đổi hàng hóa liên lục trên biển và sự qua lại của người dân giữa các vùng biển và các quốc gia khác tại châu Á và châu Phi", tờ Economic Times của Ấn Độ dẫn lời Thủ tướng Singh.

Ấn Độ luôn phản đối sự đe dọa hoặc đơn phương sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hàng hải, vì điều đó có thể làm gián đoạn các hoạt động thương mại thông thường, đe dọa sự ổn định kinh tế của tất cả các quốc gia vốn phụ thuộc vào thương mại hàng hải, ông Singh nhấn mạnh.

Sự ổn định tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng đang nổi lên là ưu tiên chiến lược cho cả Mỹ và Ấn Độ, khi hai nước đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 1 năm nay.

Mỹ-Ấn nhất trí 2 dự án hợp tác quốc phòng

Trong một diễn biến khác, Mỹ và Ấn Độ hôm qua đã thông qua các thỏa thuận về 2 dự án đồng phát triển công nghệ quốc phòng mà giới chức hi vọng sẽ là bước ngoặt cho mối quan hệ công nghiệp-quân sự giữa hai nước, từng ở 2 phía đối lập của Chiến tranh Lạnh nhưng đã xích lại gần nhau để chống lại một Trung Quốc ngày càng mạnh lên.
 
Theo đó, hai nước đã ký thỏa thuận về việc cùng phát triển thiết bị bảo hộ cho binh sĩ nhằm chống lại vũ khí hóa học và sinh học, và một dự án khác về việc chế tạo máy phát điện.
 
Mỹ đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí chính của quân đội Ấn Độ và chương trình "Make-in-India" của Thủ tướng Narendra Modi đã đề xuất hợp tác phát triển và sản xuất công nghệ quân sự.

Bộ trưởng Carter cho hay, mặc dù hai dự án được thông qua còn khiêm tốn về quy mô nhưng Ấn Độ và Mỹ cũng tham thăm dò hợp tác về công nghệ cao hơn.

"Chúng tôi có các tham vọng lớn. Động cơ máy bay, công nghệ tàu sân bay là những dự án lớn mà chúng tôi đang xem xét kỹ", ông chủ Lầu Năm Góc nói.

Ông Carter hôm qua còn ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng 10 năm với người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parikkar và nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác về an ninh biển, theo một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa bộ trưởng quốc phòng 2 nước.

Hai nước cũng tiến hành các cuộc tập trận hải quân thường niên ở Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện trong những năm gần đây.

Ấn Độ cũng đang nhắm tới công nghệ phóng máy bay của Mỹ dành cho một tàu sân bay mà quốc gia Nam Á lên kế hoạch chế tạo để thay thế một tàu chiến nhiều tuổi. Hai bên đã thiết lập một nhóm công tác để thăm dò hợp tác và giới chức quốc phòng hai nước dự kiến gặp nhau tại Mỹ vào cuối tháng này.

Ông Carter và người đồng cấp Parikkar cũng nhất trí xúc tiến các cuộc thảo luận về hợp tác đối với động cơ máy bay và tàu sân bay.

"Chúng tôi có các tàu sân bay ưu việt trên thế giới. Họ đang vui mừng về khả năng hợp tác. Có nhiều lĩnh vực để hợp tác cùng nhau. Đó là một tiềm năng lớn", một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho hay.

An Bình

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm