1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Mosul là vũng lầy chiến thuật của Mỹ - Iraq

Những tưởng Mosul-Iraq đã giải phóng nhanh gọn, làm “món quà” rời Nhà Trắng của Obama, nhưng có vẻ như chiến thuật đang bế tắc.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới và những cuộc chiến tranh cục bộ, khu vực xảy ra hàng ngày thì nghệ thuật quân sự của nhân loại luôn được bổ sung. Nào là tác chiến trên biển, trên không, trên sa mạc, trên miền rừng núi, đồng bằng… và bây giờ là tác chiến đô thị.

Cuộc chiến tranh của thế kỷ 21 đã chỉ ra rằng loại khó khăn nhất của chiến tranh là tác chiến đô thị.

Lợi thế của bên cố thủ

Đầu tiên là môi trường đô thị và công nghiệp dày đặc của thành phố. Phát triển đô thị và công nghiệp dày đặc gây khó khăn trong việc phá hủy các tòa nhà và cấu trúc của nó. Phải tốn rất nhiều bom đạn ngoại trừ bom hạt nhân để khởi động tấn công.

Bất chấp nhân đạo, hủy diệt thành phố như này chỉ có thể dùng B-52 và bom nguyên tử thương hiệu Mỹ.
Bất chấp nhân đạo, hủy diệt thành phố như này chỉ có thể dùng B-52 và bom nguyên tử thương hiệu Mỹ.

Mỗi nhà hoặc tòa nhà có thể được chuyển đổi thành một pháo đài trở thành trận địa cho vũ khí hạng nặng khai hỏa. Thậm chí chúng có thể bị phá hủy để che đậy cho chuyển quân và trang thiết bị từ khu phố này đến khu phố khác theo yêu cầu chiến thuật tập kích.

Các tầng hầm trong các tòa nhà đã được trang bị để tránh bom đạn vừa sử dụng như là một nơi để nghỉ ngơi và giải trí. Ngoài ra, các tầng hầm là một lưu trữ lý tưởng của các loại vũ khí, đạn dược, lương thực và nhiên liệu.

Tầng hầm là yếu tố quan trọng để phá chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” và tất nhiên là yếu tố sống còn của chiến thuật cầm cự.

Tác chiến đô thị là không thể duy trì chiến tuyến rõ ràng, phương tiện cơ giới như xe tăng, xe bọc thép của bên tấn công được chuyển xuống thành vai trò yểm trợ hỏa lực cho bộ binh thay vì phát huy tính cơ động, nó chẳng khác gì vũ khí hạng nặng bố trí trong các tòa nhà nhưng hiệu quả kém hơn.

Tháp, tháp chuông, ống khói là lý tưởng cho các tay súng bắn tỉa, đặt người lính vào trong một tâm lý căng thẳng liên tục.

Rõ ràng là không nghi ngờ gì nữa, trong thành phố, đô thị bên cố thủ có nhiều lợi thế hơn, thích hợp hơn bên tấn công. Và lưu ý là tác chiến trong đô thị không thể “đánh nhanh thắng nhanh” khi các dãy phố đã biến thành một “ma trận pháo đài”.

Mosul bao giờ được như Aleppo?

Không biết ý đồ tác chiến của Liên quân đánh IS do Mỹ đứng đầu là như nào, nhưng căn cứ và chiến thuật tác chiến của họ trong thời gian qua thì không bao giờ giải phóng được Mosul theo kiểu của Liên quân Nga-Syria đang thu được kết quả ở Aleppo.

Ở góc nhìn chiến thuật thì Mỹ chỉ dùng B52 rải thảm hoặc dùng bom nguyên tử để hủy diệt Mosul mới tiêu diệt được quân IS đang cố thủ trong thành phố. Còn đánh theo kiểu này thì… hoặc là Mỹ phải học chiến thuật của Nga-Syria áp dụng tại Aleppo mới mong có chiến thắng, hoặc đó là Mỹ đang lừa Iraq bằng cuộc “tấn công cuội”.

Tác chiến đô thị muốn thắng lợi theo cách “đập chết chuột mà không vỡ bình” thì yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại là bao vây chặt. Chỉ cần bao vây chặt thì kẻ địch cố thủ sẽ đầu hàng hoặc chết tùy theo thời gian bao lâu, một tháng, 2 tháng hay 1 năm…

Nếu muốn nhanh thì chỉ có theo chiến thuật mà Nga-Syria đang thi triển ở Aleppo mà thôi. Đó là chiến thuật vây, chia cắt, đánh lấn và bức hàng mà chúng ta đã được phân tích rõ ở phần trước.

Trong khi đó tại Mosul, liên quân Mỹ-Iraq chẳng bao vây Mosul mà còn chừa lối cho IS chạy bất cứ lúc nào. Ý đồ tác chiến của Mỹ là không bức hàng mà buộc IS rút về Syria.

Tuy nhiên, khi đã có hơn 1000 quân IS bị Mỹ-Iraq tiêu diệt, thì “khi đã cạn tàu ráo máng”, thì đã đến lúc IS cũng phải tính toán lợi ích thiệt hơn với Mỹ. Họ không dại dột đánh thuê cho Mỹ tại Syria, bởi đánh nhau với Mỹ-Iraq... dễ hơn đánh nhau với Nga-Syria.

Tại Aleppo, Nga-Syria chỉ cần bao vây chặt đến mùa đông này là không cần đánh, các nhóm nổi dậy trong đó cũng sẽ kéo cờ trắng. Nhưng bao vây chặt không phải đơn giản vì con đường sống của mình, những trận đánh khốc liệt nhất luôn xảy ra nhằm phá vây của lực lượng bị bao vây.

Nga-Syria đã thắng, nói cách khác Nga-Syria đã khẳng định cho các nhóm nổi dậy ở Aleppo hiểu một điều, rằng: “Anh không thể phá vây, không ai bên ngoài có thể cứu. Các anh chỉ có đầu hàng hoặc chết!”

Tất nhiên, các nhóm nổi dậy chẳng yếu bóng vía đến mức chỉ nghe khẳng định này của Nga-Syria là đầu hàng, mà vì điều này là sự thật. Thực tế khi lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược bị cạn kiệt và đặc biệt mùa đông lạnh lẽo sắp đến thì các nhóm nổi dậy sẽ làm gì?

Nên nhớ là trong hàng ngàn phiến quân thì đa phần là có gia đình vợ con, họ tham gia nổi dậy không phải để tử vì đạo, không phải ai cũng sẵn sàng đánh bom tự sát, xem cái chết “nhẹ tưa lông hồng”. Vì vậy, rút lui an toàn để không chết là phương án tối ưu.

Nga-Syria chỉ cần có thế, bởi Aleppo không phải là trận cuối cùng, Nga-Syria muốn có Aleppo để trước tiên đánh sụp vị thế chính trị của lực lượng nổi dậy được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh (hậu thuẫn). Nga-Syria còn có 3 mục tiêu chính cực kỳ quan trọng sau đây:

1. Idlib là trung tâm đầu não của al-Nusra và các nhóm nổi dậy do Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh hỗ trợ, nuôi dưỡng đang được nhốt chung tại đây, đang đe dọa là sẽ bắt tay với al-Qaeda.

2. Deir ez-Zor, là thành phố quan trọng nhất ở khu vực phía Đông, khống chế kiểm soát toàn bộ khu vực giàu có trong lĩnh vực dầu khí.

3. Raqqa là thủ đô chính thức của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo tự xưng” (IS).

Hãy chờ xem!

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt