Triều Tiên: Đích đàm phán hạt nhân kế tiếp - Kỳ 1
Mối đe dọa tiềm tàng?
Sau 12 năm đàm phán dai dẳng với nhiều lần đổ vỡ, rốt cuộc vấn đề hạt nhân Iran cũng khép lại bằng thỏa thuận lịch sử mà Tehran và Nhóm P5+1 đạt được hôm 14/7. Tuy nhiên, khi mà vấn đề Iran vừa lắng xuống, không ít ánh mắt lại đổ dồn về một hồ sơ khác cũng nóng không kém: Triều Tiên.
Trong khi đó cũng trong tháng 4 vừa qua, các chuyên gia hạt nhân hàng đầu Trung Quốc cảnh báo Triều Tiên có thể đang sở hữu 20 đầu đạn hạt nhân, nhiều hơn đáng kể so với dự đoán mà Mỹ đưa ra trước đó là từ 10-16 vũ khí hạt nhân. Hơn nữa đến năm 2016, Triều Tiên sẽ đạt được khả năng làm giàu uranium cấp độ vũ khí để tăng gấp đôi số lượng vũ khí hạt nhân hiện nay. Ước tính như trên phản ánh một thực tế là Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Thế nhưng, bất chấp những điều này, Washington vẫn chưa dành cho hồ sơ hạt nhân Triều Tiên một sự quan tâm đúng mức, ít nhất về mặt ngoại giao, như những gì họ đã thể hiện trong vấn đề Iran.
Kể từ đó, Mỹ luôn đặt điều kiện cho việc tái khởi động đàm phán là Triều Tiên phải thực hiện những bước đi hướng tới phi hạt nhân hóa trước khi các bên có thể cùng nhau ngồi lại vào bàn thương lượng. Hơn nữa trọng tâm đàm phán sẽ chỉ có thể xoay quanh mục tiêu thuyết phục Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn chứ không phải là hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, như nhiều người đã chỉ ra, chính cách tiếp cận mang tính “kiên nhẫn chiến lược” này lại là một nhân tố tạo sức ỳ.
Có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ không nên tái can dự ngoại giao với Triều Tiên. Tuy nhiên, hầu hết những lý lẽ này đều không thể đứng vững khi được đưa ra phân tích mổ xẻ kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lập luận và lý do tại sao chúng không thuyết phục:
Thứ nhất, đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên đồng nghĩa với việc hợp pháp hóa chương trình này. Nhiều người phản đối việc tái khởi động tiến trình đàm phán hạt nhân với Triều Tiên lo ngại rằng bất cứ nỗ lực can dự ngoại giao nào tập trung vào mục tiêu hạn chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, chứ không phải thuyết phục họ từ bỏ hoàn toàn tham vọng, sẽ chẳng khác nào hợp pháp hóa việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây là một quan niệm sai lầm.
Bởi, chúng ta không cần phải công nhận một chương trình là hợp pháp để đàm phán về việc hạn chế nó. Về logic, việc khoanh tay đứng nhìn và cho phép một chương trình tiếp tục diễn ra dường như sẽ là sự ngầm công nhận chương trình đó chứ không hàm ý sẽ nỗ lực để hạn chế và ngăn ngừa nó trở thành mối hiểm họa lớn hơn.
(Đón đọc kỳ cuối: Hãy thôi là "kẻ bề trên")