1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mafia Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên buôn người di cư

Bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một hiệp ước sơ bộ với Liên minh châu Âu để giúp kiểm soát dòng người di cư bất hợp pháp...

... “Thương mại” buôn người di cư ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng được tội phạm có tổ chức khai thác và bị Thời báo Tài chính Mỹ cùng với 2 tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) và Bưu điện Ba Lan đưa ra ánh sáng.

Các phóng sự điều tra cung cấp thông tin chi tiết về số lượng tàu, thuyền khác nhau được những tổ chức tội phạm buôn người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để vận chuyển người tị nạn đến châu Âu.

Theo phóng sự điều tra, người di cư trả tiền cho mafia để có thể mua được thuyền, xuồng cao su ở những cơ sở đóng tàu nhỏ lẻ gần Ankara với giá khoảng 400 USD. Trong khi những người từ chối "làm ăn" với bọn tội phạm sẽ bị ép trả 6.000 USD, lại còn "sắm" được những chiếc tàu, thuyền còn nhỏ hơn.

Tại cảng Cesme Thổ Nhĩ Kỳ, việc kiểm soát vận chuyển người nhập cư bất hợp pháp do những nhóm mafia có tổ chức thực hiện, bọn chúng ép người tị nạn phải trả 1.000 USD để có thể có "vé" lên một chiếc thuyền chật hẹp.

Mafia Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên buôn người di cư - 1

8 tháng đầu năm 2015, có đến 160.000 người di cư vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp.

Một bài viết đăng trên tạp chí Tầm nhìn Phương Đông mới (số ra ngày 21-12) cho biết, "thương mại" buôn người được điều hành bởi mafia Thổ Nhĩ Kỳ thu hút sự chú ý của Cơ quan Bảo vệ Biên giới Phần Lan. Chính phủ Phần Lan đã mở cuộc điều tra từ đó phát hiện một số nhóm tội phạm có tổ chức buôn hàng trăm người từ Iraq thông qua Thổ Nhĩ Kỳ để đến Phần Lan.

Để ngăn chặn tình trạng buôn người, các cơ quan thực thi pháp luật và nhân quyền châu Âu đã lên tiếng phê bình Thổ Nhĩ Kỳ. Tổ chức Ân xá Quốc tế nhấn mạnh: Thổ Nhĩ Kỳ không tôn trọng những quyền căn bản của người tị nạn/di cư đang bị giữ trong một số trung tâm tạm giam kể từ khi bắt đầu cuộc đối thoại với EU.

"Người di cư đang bị bắt mà không có quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã khéo léo trình sự lựa chọn: hoặc họ phải ở tù không thời hạn hoặc buộc phải trở về quê hương, Syria hoặc Iraq, nơi họ có nguy cơ bị bức hại, tra tấn và xử tử. Như vậy, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn với luật nhân đạo quốc tế".

Tuyến đường thủy từ Thổ Nhĩ Kỳ đến biển Aegean đã trở thành lựa chọn phổ biến của mafia kể từ khi Hy Lạp quyết định dựng một hàng rào dài gần 10km dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi dòng sông Evros tạo ra biên giới tự  nhiên.

Theo số liệu thống kê từ Frontex - Cơ quan bảo vệ biên giới chung của châu Âu, có khoảng 50.380 người đã vượt qua bức rào ấy vào năm 2014. Ước tính 8 tháng đầu năm 2015, có đến 160.000 người di cư vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp.

Ông Diederik Samsom lãnh đạo đảng Lao động Hà Lan phê bình chính quyền Ankara: Công tác tuần tra thường xuyên tại khu vực biên giới có thể ngăn chặn hoặc chí ít giảm số lượng người di cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, công tác ấy chưa bao giờ "chạm đến" tuyến đường của mafia. Ở khu vực biên giới, người ta thấy rõ tàu thuyền buôn người lọt qua mặt tàu tuần dương Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong nháy mắt. Thế nhưng, biên giới chẳng khi nào được kiểm soát.

Giá cho một chuyến đi được "tổ chức chu đáo" từ Thổ Nhĩ Kỳ đến một số hòn đảo thuộc Hy Lạp để từ đó sang châu Âu biến động từ 1.000 euro đối với thuyền nhỏ thiếu ổn định đến gần 2.000 euro đối với thuyền lớn có "bảo hiểm". Và những chuyến đi như thế đều nằm dưới sự "chỉ đạo" của mafia ở Istanbul hoặc Izmir Thổ Nhĩ Kỳ.

Mafia Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động buôn người rất tinh vi, chúng không bao giờ ra mặt trả tiền cho những đối tượng trung gian tiếp xúc với người di cư.

Theo một phóng sự điều tra trên báo Bưu điện Ba Lan, mafia Thổ Nhĩ Kỳ dễ dàng hoạt động là bởi có "mối quan hệ hoa hồng" với một số cán bộ cảnh sát, hải quan, cho nên khi tàu thuyền buôn người bị bắt giữ vì có "dấu hiệu riêng" sẽ được cho qua. Theo tờ báo, có đến 3/4 người di cư nhờ mafia giúp đỡ để vượt biên.

Theo P.A (tổng hợp)

An ninh thế giới