1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Lo ngại từ việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine

Thanh Thành

(Dân trí) - Các chuyên gia cảnh báo về những rủi ro từ việc Ukraine nhận các lô hàng vũ khí khổng lồ từ nước ngoài, khi xung đột quân sự Nga - Ukraine leo thang.

Lo ngại từ việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine - 1

Lính Ukraine học sử dụng tên lửa vác vai do Mỹ cung cấp trong diễn tập ở căn cứ gần Yavorov ngày 4/2 (Ảnh: Reuters)

Theo Eurasian Times, khi các nước phương Tây ngày càng đổ xô cung cấp vũ khí quân sự cho Ukraine đối phó Nga, các nhà quan sát cảnh báo rằng họ có thể phải trả giá đắt. 

Câu chuyện đáng lo ngại hơn bởi Ukraine là "một trong những thị trường buôn bán vũ khí lớn nhất ở châu Âu".

Những bức ảnh hoặc câu chuyện trên mạng xã hội về cách thường dân Ukraine xếp hàng để lấy súng trường tự động thể hiện quyết tâm và tinh thần đoàn kết chiến đấu vì chủ quyền đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề là Ukraine đang bỏ qua mối nguy hoặc rủi ro của việc cung cấp vũ khí quân sự bất hợp pháp đi kèm với thực tế không có bất kỳ sự giám sát nào, điều mà chính phủ Ukraine dường như không nhận ra.

Mặc dù thực tế việc sản xuất các loại vũ khí cấp quân sự như lựu đạn cầm tay, rocket, và mìn là một lĩnh vực kinh doanh có lãi ở Ukraine trong những năm gần đây, nhưng nó không tạo một hình ảnh tốt cho nước này.

Theo Chỉ số Tội phạm có tổ chức trên toàn cầu (GOCI), Ukraine không chỉ là nguồn trung chuyển và điểm đến cho nạn buôn người, mà còn là một trong những thị trường buôn bán vũ khí lớn nhất, với kho dự trữ vũ khí đáng kể, ít rào cản đối với việc tiếp cận vũ khí và hàng triệu vũ khí nhỏ và vũ khí hạng nhẹ trôi nổi trên thị trường chợ đen.

"Mặc dù Ukraine từ lâu đã là một mắt xích quan trọng trong thương mại vũ khí toàn cầu, nhưng vai trò của nước này chỉ tăng cường kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine", theo GOCI.

Theo báo cáo, hầu hết vũ khí bất hợp pháp được mua bán trong nước, nhưng cũng liên quan đến các thị trường tội phạm ở Nga, Belarus, Moldova, Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các nước trong EU và Nam Tư cũ. Ở Ukraine, các thành phố Odesa, Dnipro, Kharkiv và Kyiv là những trung tâm hậu cần quan trọng cho các mạng lưới tội phạm.

Số lượng vũ khí ngày càng tăng kết hợp với việc kiểm soát tương đối hạn chế và xung đột ở các khu vực miền Đông khiến quy mô thị trường tội phạm đối với vũ khí hạng nhẹ và nhỏ, đặc biệt là súng lục Makarov và Tokarev, súng trường tấn công kiểu AK, và súng bắn tỉa Dragunov tăng mạnh.

Ngoài ra, có một thị trường súng máy hạng nhẹ, trong đó lớn nhất là ở vùng Donetsk và Luhansk, nơi giao tranh diễn ra dữ dội nhất. Các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột là nguồn cung cấp dòng chảy bất hợp pháp chính cho phần còn lại của đất nước.

Chính phủ Ukraine đã mở các cuộc điều tra về hành vi trộm cắp tài sản quân sự, nhưng dòng chảy buôn bán bất hợp pháp các loại vũ khí lớn và nhỏ vẫn tiếp diễn.

Theo báo cáo về "Khảo sát vũ khí nhỏ" vào năm 2017, trong số hơn 300.000 vũ khí quân sự quy mô nhỏ đã biến mất khỏi Ukraine từ năm 2013-2015, chỉ có khoảng 13% đã được tịch thu lại.

Trước thực trạng này, vào ngày 27/12/2021, Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNDOC) thông qua Chương trình Vũ khí Toàn cầu (GFP) đã tổ chức một hội thảo với đại diện của các cơ quan thực thi pháp luật, công tố và an ninh Ukraine, và các học viên tư pháp hình sự từ Romania, Slovakia, Georgia, Tây Ban Nha, Anh và Pháp…

Mục tiêu chung là nỗ lực giải quyết tình trạng buôn bán vũ khí trái phép và tội phạm có tổ chức, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Công ước Tội phạm có tổ chức và Nghị định thư bổ sung về vũ khí ở Ukraine.

Tuy nhiên, giáo sư Mark Galeotti về các vấn đề toàn cầu tại Đại học New York, Mỹ cho biết, "sự thật đáng buồn là mặc dù chính phủ Ukraine đã bắt đầu ban hành luật mới để giải quyết nạn tham nhũng và buôn lậu, nhưng hiện tại các cảng, sân bay và biên giới của đất nước đang bị kiểm soát. "Ukraine đã là một trung tâm buôn lậu của tất cả các loại hàng hóa bất hợp pháp, từ ma túy, súng và vũ khí giả… Đã quá muộn để có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này".

Trong bối cảnh này, việc các nước phương Tây đổ xô hỗ trợ vũ khí quân sự cho Ukraine có thể
làm gia tăng tình trạng trên.

Khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã gửi 200 triệu USD hỗ trợ vũ khí quân sự cho Kiev. Trước đó, Mỹ cũng đã hỗ trợ 412 triệu USD được ủy quyền cho tài chính, trang bị vũ khí và huấn luyện vào năm 2020. Mỹ cũng đã cam kết bổ sung 350 triệu USD trang bị vũ khí cho Ukraine sau 3 ngày giao tranh đầu tiên.

Giới phân tích lo ngại rằng, với quá nhiều khoản hỗ trợ vũ khí cùng lúc và chịu áp lực lớn phải triển khai chúng càng nhanh càng tốt để chống lại quân đội Nga, Ukraine khó có đủ khả năng đảm bảo tuyệt đối rằng số vũ khí này không bị tuồn ra thị trường chợ đen.

Theo Eurasian Times