1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Lỗ hổng an ninh mạng của Mỹ: Hacker có thể thay đổi kết quả bầu cử

Vụ tấn công mạng khiến nước Mỹ bị rò rỉ thông tin của hàng triệu nhân sự làm việc cho chính phủ liên bang mới đây được xem là hết sức phức tạp và đáng lo ngại khi giới chuyên gia cho rằng hacker còn có thế dễ dàng tấn công vào các máy bỏ phiếu để làm sai lệch kết quả.

Vấn đề này càng khiến nhà chức trách đau đầu hơn trong bối cảnh kỳ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
 
Lỗ hổng an ninh mạng của Mỹ: Hacker có thể thay đổi kết quả bầu cử

Trong những năm gần đây, lỗ hổng an ninh trong các máy kiểm phiếu ở Mỹ liên tục được báo cáo. (Nguồn: AP)

Nạn gian lận phiếu bầu đã có lịch sử lâu dài như chính các cuộc bầu cử, mỗi bang và mỗi khu vực khác nhau lại sử dụng hệ thống hoặc máy móc phục vụ cho bầu cử khác nhau. Như trong nhiều trường hợp đã cho thấy, ngay cả các lá phiếu điện tử cũng có thể bị thao túng từ xa; theo một nghiên cứu mà Cơ quan Công nghệ Thông tin Virginia đưa ra hôm 12-6. Báo cáo này cho biết các máy bỏ phiếu điện tử AVS WINVote mà bang Virginia đã sử dụng từ năm 2002 đến nay hóa ra lại có hệ thống bảo mật an ninh quá lỏng lẻo, đến nỗi ngay cả một tay hacker không chuyên cũng có thể làm thay đổi số phiếu từ bên ngoài một điểm bỏ phiếu.

"Điều này có nghĩa bất cứ ai cũng có thể thâm nhập được vào các máy bỏ phiếu này” – Cris Thomas, nhà phân tích chiến lược làm việc tại Công ty An ninh mạng Tenable hàng đầu của Mỹ, nhận định – "Hóa ra nền dân chủ của chúng ta lại phụ thuộc vào các hệ thống có an ninh lỏng lẻo như vậy”.

Lỗ hổng an ninh này nguy hiểm đến nỗi đội ngũ an ninh mạng nước Mỹ đi đến kết luận rằng một bên thứ  ba có thể dễ dàng thay đổi số phiếu bầu trên các máy bỏ phiếu loại này, và đề nghị rằng nên loại bỏ toàn bộ các máy bỏ phiếu trên.

Không chỉ ở bang Virginia, hai bang khác là Mississippi và Pennsylvania cũng nhận ra lỗ hổng an ninh của các máy bỏ phiếu này nên đã hủy toàn bộ cách đây vài năm. Hầu hết các máy bỏ phiếu này đều dùng hệ điều hành Windows phiên bản không được cập nhật kể từ năm 2004, trong khi vẫn giữ nguyên mật khẩu mặc định nên rất dễ bị thâm nhập.

Một chứng cứ rõ ràng cho thấy giới hacker đang nhắm đến việc thay đổi kết quả bầu cử ở Mỹ đã xuất hiện gần đây, sau khi chính phủ Mỹ công bố hàng loạt tài liệu mật thu giữ được từ khu tổ hợp mà trùm khủng bố Osama bin Laden sống trong những ngày cuối đời ở Abbottabad, Pakistan. Một trong số đó là một cuốn sách "kê đầu giường” của bin Laden có tựa đề: "Hộp đen bỏ phiếu: Can thiệp lá phiếu trong thế kỷ 21” của tác giả Bev Harris.

Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng bản báo cáo trên là rất đáng để lo ngại. Hans von Spakovsky, quản lý Đề xuất cải cách Luật Bầu cử của Mỹ, cho rằng, hiện chưa có chứng cứ rằng các kỳ bầu cử từng được tổ chức Virginia bị thao túng bởi lỗ hổng an ninh này, nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Những lỗ hổng tương tự cũng từng được phát hiện ở các máy bỏ phiếu của nhà sản xuất Diebold, hãng chuyên cung cấp các loại máy kiểm phiếu được sử tin dùng nhất hiện nay. Trước đó, năm 2011, Hãng tin FoxNews cũng từng có bài viết nói về các lỗ hổng an ninh đối với các loại máy kiểm phiếu Accuvote TS của Hãng này.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn:
Ảnh minh họa. (Nguồn: newsana.com)

Vấn đề lỗ hổng an ninh này đến từ cả hai phía. Các nhà sản xuất không thử nghiệm nghiêm ngặt hệ thống an ninh của các máy kiểm phiếu trước khi cung cấp ra thị trường, bên cạnh đó các loại máy này thường được cài đặt các phần mềm không đảm bảo an ninh. Ngoài ra, chính quyền địa phương ít khi có thời gian và đủ nguồn lực để tự mình kiểm tra các máy kiểm phiếu này, và buộc phải tin tưởng những lời rao bán đầy sức thuyết phục của các nhà sản xuất.

Hiện nay ở Mỹ, Viện Công nghệ và Quy chuẩn Quốc gia và Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử đều sở hữu một chương trình giúp chính quyền các bang kiểm định các máy kiểm phiếu, tuy nhiên việc tham gia vào chương trình này lại không mang tính bắt buộc mà tùy vào quyết định của chính quyền địa phương.

Trong khi đó, hàng loạt báo cáo trong những năm gần đây xuất hiện cho thấy phần mềm và phần cứng được sử dụng trong các máy kiểm phiếu đều có chất lượng thấp. Điều này đang khiến giới chức Mỹ kêu gọi nhanh chóng nâng cấp lại các máy này do quan ngại chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2016.

Rất nhiều nhà phê bình còn kêu gọi cần phải áp dụng bản kiểm kê được cử tri tự kiểm định đối với các máy kiểm phiếu ở Mỹ, để những người đi bỏ phiếu có thể chắc chắn rằng lá phiếu họ thể hiện đúng nguyện vọng. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này chắc chắn sẽ khiến chi phí cho các kỳ bầu cử đội lên rất nhiều, trong khi lại khó cài đặt vào các máy kiểm phiếu.

Theo Khánh Duy
Đại đoàn kết