1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Lính Trung Quốc dồn đến biên giới Ấn, Pakistan

Căng thẳng Doklam chưa hoàn toàn chấm dứt khi Trung Quốc đột ngột tăng quân và xây thêm vị trí quân sự ở biên giới Ấn Độ.

( Quan hệ quốc tế ) - Trung Quốc đột ngột điều số binh sĩ tương đương một sư đoàn đến gần khu vực Doklam trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng có hành động.

South China Morning Post của Hong Kong dẫn nguồn tin từ truyền thông Ấn Độ cho hay Trung Quốc mới đây bất ngờ tăng số lượng binh sĩ ở khu vực gần cao nguyên Doklam.

Cụ thể, hình ảnh vệ tinh được ghi nhận hôm 3/12 cho thấy Trung Quốc cũng đang tiến hành tu sửa hạ tầng quân sự, trong đó xây thêm các vị trí đặt pháo cối và súng mới.


Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây mới hạ tầng quân sự cho các binh sĩ sử dụng cùng các vị trí đặt súng gần cao nguyên Doklam - Ảnh chụp màn hình SCMP

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây mới hạ tầng quân sự cho các binh sĩ sử dụng cùng các vị trí đặt súng gần cao nguyên Doklam - Ảnh chụp màn hình SCMP

Các ảnh chụp vệ tinh còn cho thấy sự hiện diện của ít nhất 9 tòa nhà 3 tầng và gần 300 phương tiện cỡ lớn. Nói cách khác, Trung Quốc có thể đã triển khai gần như một sư đoàn tới huyện Á Đông thuộc khu tự trị Tây Tạng. Huyện này có biên giới giáp Bhutan và bang Sikkim của Ấn Độ.

Các động thái quân sự được tiến hành ngay tại khu vực nằm cách cao nguyên Doklam 5-10 km.

Còn trang tin The Print của Ấn Độ cho biết Trung Quốc đã điều binh sĩ tới thung lũng Chumbi, ngã ba biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan.

Hiện không rõ Trung Quốc đã điều đến khu vực gần Doklam bao nhiêu quân. Tuy nhiên, các báo cáo hồi đầu tháng 10 cho biết khoảng 1.000 binh sĩ Trung Quốc hiện vẫn hoạt động ở dãy núi Himalaya và có khả năng lần đầu tiên sẽ ở lại khu vực này qua mùa đông năm nay.

Trong khi đó, quân đội Ấn Độ cũng đã có một vài đơn vị hoạt động ở bang Sikkim, nơi đối diện với phía Trung Quốc ở cao nguyên Doklam.

Khu vực này hồi tháng 6 vừa qua đã diễn ra trận đối đầu căng thẳng giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ kéo dài hơn 70 ngày sau khi công binh Trung Quốc đơn phương tiến vào cao nguyên này ngày 16/6 để xây dựng một con đường.

Hiện Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận liên quan tới thông tin trên.

Đáng chú ý, các động thái quân sự này đi kèm với các phản ứng ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Sau cuộc gặp 3 bên giữa Nga- Ấn Độ- Trung Quốc diễn ra vào tuần này, Ấn Độ cũng tổ chức các cuộc gặp song phương với Nga và Trung Quốc.


Ngoại trưởng Trung Quốc và người đồng cấp Ấn Độ trong cuộc gặp song phương hôm 12/12. Ảnh: Times of India

Ngoại trưởng Trung Quốc và người đồng cấp Ấn Độ trong cuộc gặp song phương hôm 12/12. Ảnh: Times of India

Trang Times of India cho biết, sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj vào hôm thứ ba, và đều tỏ ra hài lòng về cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Doklam thì cách Trung Quốc tuyên bố về điều đó lại khác thường.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, ông Vương Nghị đã nói với người đồng cấp Ấn rằng: "Sự chênh lệch đã đặt quan hệ song phương dưới áp lực nặng nề."

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị về cuộc họp của ông với bà Ngoại trưởng Swaraj không còn trên trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc.

Thay vào đó là bài phát biểu mạnh mẽ của ông trong cuộc họp với người đứng đầu Cơ quan an ninh Ấn Độ, ông Ajit Doval mà theo truyền thông Trung Quốc thì ông Vương Nghị đã gọi mối quan hệ giữa hai nước đang ở trong thời điểm "tối tăm" và điều quan trọng là "cần lựa chọn đúng đắn vì tương lai của quan hệ song phương".

Trong tuyên bố bị thay thế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn không đề cập đến cuộc gặp của hai Ngoại trưởng vốn là sự kiện chính trong chuyến thăm.

Trước chuyến thăm Ấn Độ, Ngoại trưởng Vương Nghị còn trình một báo cáo đánh giá quan hệ Trung- Ấn trong năm 2017 vào ngày chủ nhật tuần trước đó, thể hiện cái nhìn khá cứng rắn về Doklam.


Binh sỹ Trung Quốc tập trung tới Doklam hồi đầu tháng 8.

Binh sỹ Trung Quốc tập trung tới Doklam hồi đầu tháng 8.

"Chúng tôi đặt sự can thiệp của lính biên phòng Ấn Độ vào vùng Động Lãng/Doklam của Trung Quốc vào sự quan ngại về mặt an ninh quốc gia. Chỉ dựa trên tình hình thực tế và sự kiêm chế, thông qua các phương tiện ngoại giao, chúng tôi đã hợp tác với phía Ấn Độ và cùng nhau rút lui tất cả thiết bị và nhân sự.

Chúng tôi tin tưởng rằng, nếu tiếp tục tham gia vào quá trình truyền thông sâu rộng và kịp thời xua tan lo ngại chiến lược thì giá trị chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tốt hơn cho chính họ" - bản báo cáo do Times of India có đoạn.

Căng thẳng Doklam chưa chấm dứt?

Các nhà phân tích cho rằng sự phát triển tăng lên của binh sĩ Trung Quốc ở biên giới sẽ cho phép họ kiểm soát khu vực này chặt chẽ hơn và chuẩn bị cho các vấn đề tương lai trong khu vực.

Ông Long Hưng Xuân - chuyên gia về Nam Á tại ĐH Sư phạm Tây Hoa ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc - nhận định sự xuất hiện của các hạ tầng quân sự mới cho thấy Bắc Kinh có thể đã nâng mức tuần tra theo mùa lên mức quanh năm tại khu vực gần cao nguyên Doklam.

Chuyên gia Rohan Mukherjee tại Đại học quốc lập Yale ở Singapore thì cho rằng, động thái trên cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị thế sẵn sàng để đối phó bất kỳ tình huống bất ngờ nào xảy ra ở cao nguyên Doklam.

"Ấn Độ đang chiếm ưu thế ở địa phương xét về triển khai quân đội và vì thế có thể bảo vệ khu vực cổ gà". Do đó, việc tăng cường hiện diện của Trung Quốc là để tạo thế cân bằng quân sự trong khu vực" - ông Mukherjee phân tích.


Lính biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu cách nhau 150m và nhìn nhau chằm chằm tại Doklam hồi tháng 8.

Lính biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu cách nhau 150m và nhìn nhau chằm chằm tại Doklam hồi tháng 8.

Giới quan sát cũng cho rằng mặc dù động thái của Trung Quốc hiện chưa gây nhiều căng thẳng nhưng không thể loại trừ khả năng xảy ra một đợt căng thẳng khác tại cao nguyên Doklam trong nay mai.

Thực tế tình hình ở ngã ba biên giới Trung Quốc- Pakistan- Ấn Độ đã là điểm nóng trong lịch sử kéo dài cho đến nay.

Pakistan và Ấn Độ có sự hợp tác chặt chẽ về mặt quân sự. Trong khi đó kinh tế của Pakistan bị ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc.

Sau căng thẳng biên giới hồi tháng 8, các sự kiện liên quan giữa Pakistan và Trung Quốc còn dai dẳng kéo dài giữa việc Pakistan bất ngờ hủy bỏ dự án thủy điện hợp tác với Trung Quốc và Trung Quốc cũng ngừng cấ vốn cho cả 3 dự án làm đường ở Pakistan vốn thuộc các dự án trong sáng kiến Vành đai - Con đường của Bắc Kinh.

Trung Quốc cần sự vào cuộc của giới quân đội Pakistan trong việc đảm bảo an ninh cho tuyến đường thuộc Vành đai- Con đường của họ. Song dường như phía Pakistan không đảm bảo được điều đó bởi những ảnh hưởng của nước láng giềng Ấn Độ.

Động thái điều quân và cả tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc đang dấy lên mối lo ngại căng thẳng gia tăng ở khu vực Trung Á.

Theo Đông Phong

Báo đất việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm