Lịch sử động đất đầy chết chóc của Nepal
Trong ngày 25/4, Nepal bị tàn phá bởi một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter, đã khiến thành phố Delhi của Ấn Độ rung chuyển và còn gây một trận lở tuyết chết chóc trên núi Everest. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên động đất lớn xảy ra ở nước này.
Trong đứt gãy nghịch, một mảng lục địa sẽ bị dồn lên trên mảng kia. Thông qua tiến trình này mà dãy Himalaya hùng vĩ đã hình thành. Tuy nhiên hiện tượng đứt gãy nghịch cũng tạo nên nguy cơ xảy ra các trận động đất rất lớn.
Một hình ảnh sau trận động đất mới nhất ở Nepal
Dù từng xảy ra các trận động đất lớn, với cường độ lên đến 8,1 độ Richter ở Nepal trong những năm 1930, đây là lần đầu tiên sau một thời gian dài, động đất mạnh mới trở lại nước này. Tuy nhiên, nhiều trận động đất nhỏ vẫn đều đặn xuất hiện trong thế kỷ vừa qua, gây ra thiệt hại và thương vong ở mức độ nhỏ hơn.
Năm 1408
Một trận động đất quy mô lớn đã xảy ra tại khu vực Thung lũng Kathmandu, sát hại 1/4 tới 2/3 dân số sống ở khu vực này khi ấy.
15/1/1934
Trận động đất có sức tàn phá lớn nhất trong lịch sử Nepal, được gọi là Bihar-Nepal, đã làm chết xấp xỉ 10.000 người. Nó cũng gây hư hại nặng nề cho tháp Dharahara - công trình đã bị phá hủy hoàn toàn trong trận động đất diễn ra hôm 25/4.
29/7/1980
Một trận động đất mạnh 6,5 độ Richter đã giết chết hơn 100 người, phá hủy nhiều tòa nhà
20/8/1988
Động đất mạnh 6,8 độ Richter, xảy ra gần biên giới Nepal - Ấn Độ, đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng.
23/7/1994
Một trong những trận động đất xảy ra gần đây nhất, đạt ngưỡng 5,4 độ Richter, đã phá hủy hàng ngàn công trình và khiến vô số người bị thương. Nhưng kỳ diệu thay, không có ai thiệt mạng trong lần đó.
18/9/2011
Một trận động đất mạnh 6,9 độ Richter, được gọi là động đất Sikkim, làm 11 người ở Nepal và Ấn Độ thiệt mạng, khiến rất nhiều người khác bị thương
25/4/2015
Trận động đất chết chóc nhất kể từ năm 1934 đã xảy ra. Con số thương vong được cho là trên 1.000 người.