1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Lãnh đạo Nga - Nhật vẫn gặp nhau bất chấp tranh chấp đảo

(Dân trí) - Lãnh đạo Nga và Nhật dự kiến vẫn gặp song phương bên lề một hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương vào giữa tháng 11, phát ngôn viên chính phủ Nhật cho hay, bất chấp tranh cãi vừa mới rộ lên về quần đảo cả hai đều tuyên bố chủ quyền.

 
Lãnh đạo Nga - Nhật vẫn gặp nhau bất chấp tranh chấp đảo - 1
Một trong 4 đảo Nga - Nhật tranh chấp.

Tranh cãi về quần đảo tranh chấp lại nổi lên khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua tới thăm một trong những hòn đảo. Chuyến thăm khiến Thủ tướng Nhật Naoto Kan vướng thêm một tranh cãi ngoại giao nữa, khi hiện ông vẫn còn đang nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với Bắc Kinh, cũng trở nên xấu đi do một vụ tranh chấp lãnh thổ khác.

 

Ông Medvedev đến thăm một trong 4 hòn đảo tranh chấp được biết đến là quần đảo Nam Kuriles trong tiếng Nga và Lãnh thổ miền bắc trong tiếng Nhật. Động thái này được xem là sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hai nước trước hội nghị thượng đỉnh APEC vào ngày 13-14 tới mà Nhật Bản là nước chủ nhà.

 

“Tôi cho rằng các cuộc đàm phán song phương sẽ vẫn diễn ra”, Chánh văn phòng Nội các Nhật cho biết trong cuộc họp báo và cho biết thêm Tokyo sẽ xem xét những bước thích hợp tiếp theo sau khi đã ra phản đối chuyến thăm của Tổng thống Nga vào hôm thứ hai vừa qua.

 

Bộ trưởng kinh tế Nhật Banri Kaieda bày tỏ lo ngại tranh cãi Nhật – Nga sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế hai nước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cho rằng vụ việc sẽ không gây tác động lớn.

 

“Nhật và Nga có mối quan hệ sâu sắc trong phát triển năng lượng và các nguồn tự nhiên. Tôi lo ngại cho quan hệ kinh tế từ chuyến thăm Lãnh thổ miền bắc của Tổng thống Nga”.

 

Song thương mại của Nhật với Nga khá nhỏ nếu so với Trung Quốc, nước trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật vào năm ngoái.

 

Tổng xuất khẩu của Nhật sang Nga là 306,5 tỷ yên (3,81 tỷ USD) năm 2009, chiếm khoảng 2% lượng xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc và nhập khẩu từ Nga đạt 825,5 triệu yên vào năm 2009, chiếm 1,6% tổng nhập khẩu của Nhật.

 

“Nhật chủ yếu nhập khẩu khí đốt, nhưng nguồn này có thể nhập từ bất kỳ nơi nào, giống như dầu mỏ. Đây không phải là vấn đề giống như giữa EU và Nga, vì vậy tác động sẽ rất hạn chế”, nhà kinh tế cấp cao Martin Schulz tại viện nghiên cứu Fujitsu cho hay.

 

Phan Anh

Theo Reuters

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm