1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

"Kim Jong-un thăng chức cho em gái vì rất cần đồng minh"

Đó là dự đoán của Giáo sư Remco Brueker, Đại học Leiden (Hà Lan) và nhiều chuyên gia phương Tây đưa ra trước thông tin mới đây, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong đã được bổ nhiệm vào một vị trí cấp cao trong bộ máy chính phủ Bình Nhưỡng.

Lần xuất hiện đầu tiên của Kim Yo-jong trước truyền thông Triều Tiên là vào đám tang của cha cô, cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Giới tình báo phỏng đoán bà Kim Jo-yong hiện khoảng 25 tuổi.

Mới đây, truyền thông Triều Tiên thông báo cô đã được đề cử giữ chức vụ phó giám đốc một ban trực thuộc Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên. Điều này cho thấy vai trò hỗ trợ cho anh trai mình trong công tác quản lý đất nước của Kim Jo-yong đang ngày một tăng nhanh.

Kim Jong-un thăng chức cho em gái vì rất cần đồng minh

 Em gái ông Kim Jong-un, bà Kim Jo-yong (ngoài cùng bên trái) có thể sẽ trở thành đồng minh đắc lực của vị lãnh đạo Triều Tiên tại Bình Nhưỡng?

Trước khi mất, cố lãnh đạo Kim Jong-il cũng từng “nhờ đến” em gái của mình là bà Kim Kyong-Hui hỗ trợ quản lý chính quyền với vai trò cố vấn thân tín. Được biết, chính người cô này là người đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình chuyển giao quyền lực về tay Kim Jong-un theo “ý nguyện” của vị cố lãnh đạo. Tuy nhiên, bà cũng đã bất ngờ biệt tăm biệt tích kể từ khi chồng của bà bị cáo buộc “phản quốc” và kết án tử hình.

Tuy nhiên, theo phân tích của Giáo sư Remco Brueker, Đại học Leiden (Hà Lan), động thái “thăng chức” lần này của Kim Jong-un dành cho người em gái có thể sẽ không “tái lập” những gì mà cha của ông từng làm. Nhiều khả năng, việc bổ nhiệm lần này chỉ là vì nhà lãnh đạo đang quá “cần thêm đồng minh” để ủng hộ mình tại Bình Nhưỡng.

Brueker cho rằng: “Việc Kim Jong-un bổ nhiệm vị trí cấp cao trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng cho một người phụ nữ quá trẻ tuổi cho thấy ông đang thiếu người để có thể tin tưởng. Cố thể ông muốn em gái mình đóng vai trò đồng minh thân tính trong chính quyền”.

Có những suy luận cho rằng ông Kim Jong-un đã “quá mạnh” nên mới có thể đề đạt em gái mình vào giới lãnh đạo. Tuy nhiên, ông Brueker cho rằng lần “mất tích” hai tháng vừa qua cho thấy nội bộ chính quyền Triều Tiên có dấu hiệu “bất ổn”. Vị giáo sư cũng hoài nghi rằng quyền lực của ông Kim Jong-un trong chính quyền Bình Nhưỡng có thể đang bị suy yếu. Chính vì thế ông mới phải tìm kiếm thêm cách thức để củng cố quyền lực của mình.
 
Theo Kiệt Anh/The Indepdent
Pháp luật TPHCM