1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Kịch bản giúp Mỹ vô hiệu “lá chắn thép” phòng không dày đặc của Nga

(Dân trí) - Các quan chức Mỹ được cho đã họp bàn về kế hoạch gồm 4 bước với mục tiêu nhằm vô hiệu hóa các hệ thống phòng không dày đặc và uy lực của Nga tại vùng Kaliningrad, lãnh thổ hải ngoại của Moscow tại vùng Baltic.

Kịch bản giúp Mỹ vô hiệu “lá chắn thép” phòng không dày đặc của Nga - 1

Một vụ thử nghiệm tên lửa phòng không Nga (Ảnh: Sputnik)

Sputnik ngày 18/11 dẫn bài viết của nhà báo Mark Pomerleau từ trang tin c4isrnet cho biết các chỉ huy phi đội thuộc đơn vị số 16 của Không quân Mỹ hồi tháng 10 được cho đã bàn bạc về cách để “đánh bại hệ thống phòng không phối hợp của Nga”.

Cụ thể, kế hoạch tác chiến được cho là gồm 4 bước chính. Bước đầu tiên là đơn vị máy bay tình báo, do thám không quân Mỹ (ISR) sẽ cùng cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) thu thập thông tin tình báo toàn cầu nhằm giải đáp câu hỏi rằng các hệ thống Nga truyền thông tin bằng cách nào và được đặt ở đâu.

Sau đó, đơn vị ISR số 363 sẽ “tìm hiểu về hệ thống của Nga và cách mà hệ thống này có thể thực hiện tấn công”. Tiếp đến, phi đội do thám số 9 sẽ điều động các máy bay U-2 thực hiện kế hoạch tác chiến điện tử chống lại hệ thống phòng không phối hợp của Nga trong khi đơn vị ISR số 480 sẽ thực hiện nhiệm vụ. Đơn vị 480 của ISR sở hữu nền tảng chia sẻ thông tin toàn cầu và có một đội ngũ có nhiệm vụ xử lý các tổ hợp phòng không.

Trong giai đoạn cuối cùng, đơn vị máy bay số 55 có chức năng hoạt động là do thám và tác chiến điện tử, sẽ chịu trách nhiệm khôi phục lại khả năng tác chiến, phòng thủ “đã suy giảm trong nhiều năm qua”. Không quân Mỹ sẽ cần sự hỗ trợ từ cơ quan tình báo để hoàn thành nhiệm vụ.

Theo bài báo của ông Pomerlau, Tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Mỹ, được cho là đã phát biểu rằng đơn vị không quân số 16 có thể sẽ giúp cho xung đột không bùng phát: “Chúng tôi đã chuẩn bị để tác chiến, nhưng chúng tôi nghiêng về khả năng không giao chiến. Nếu có cách để xuống thang căng thẳng, chúng tôi chắc chắn chọn phương án đó”.

Tháng 9, Tư lệnh Không quân Mỹ phụ trách châu Âu và châu Phi Jeffrey Lee Harrigian cho biết Mỹ đã có phương án nhằm tấn công làm vô hiệu các hệ thống phòng không Nga tại vùng Kaliningrad trong kịch bản Moscow có hành động gây chiến trước.

Sau đó, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra bình luận: “Vùng Kaliningrad được bảo vệ rất tốt khỏi mọi kế hoạch gây hấn mà các tướng Mỹ đưa ra. Tất cả các kế hoạch nghe đều rất hay cho tới khi cuộc chiến bắt đầu”.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng Moscow coi tuyên bố của tướng Harrigian là “mối đe dọa” và hành vi vô trách nhiệm.

Vùng Kaliningrad, rộng 227 km2, giáp với Ba Lan và Lithuania, được coi là khu vực trọng yếu của Nga trong chiến lược đối phó với NATO. Nga đã triển khai dàn khí tài quân sự hùng hậu tới đây, bao gồm hệ thống phòng không S-400, tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander.

Khu vực này sát cạnh một dải đất rộng 65 km nối giữa Lithuania và Ba Lan mang tên "Hành lang Suwalki" (Ba Lan). Mặt khác Suwalki ở một phía khác lại giáp với đồng minh Belarus của Moscow, NATO coi đây là một trong những khu vực dễ tổn thương nhất trong kịch bản xung đột nổ ra giữa Nga và khối.

Đức Hoàng

Theo Sputnik

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm