1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Khu phi quân sự liên Triều sốt giá đất

Hậu quả bất ngờ của tiến trình nối lại quan hệ liên Triều là cơn thèm khát vô độ của các nhà đầu tư bất động sản ven và thậm chí bên trong khu phi quân sự (DMZ) - một dải đất dài 248 km và rộng 4 km ngăn chia hai miền Nam Bắc Triều Tiên.

Xã trưởng xã Taesongdong nằm ngay DMZ là ông Kim Tong-hyon nói: “Tôi quá chán ngán trước các cuộc gọi của những tay môi giới đất. Họ muốn xem “hàng” ở bên trong DMZ và nhờ tôi giúp họ đổi lấy tiền hoa hồng. Tôi có từ chối cũng vô ích”.

 

DMZ được bao bọc bằng hàng rào kẽm gai nên người ngoài không tiếp cận được và cũng khó quan sát được bên trong từ xa. Người muốn vào nơi này phải được lực lượng của Liên Hiệp Quốc cho phép. Mặc dù các chuyên gia cảnh báo rằng nếu hai miền thống nhất, đất đai có thể bị tịch thu cho việc xây dựng công trình công cộng nhưng lời cảnh báo này không ngăn được sự khao khát làm giàu nhờ đầu cơ đất.

 

Tranh chấp đầu tiên về đất đai vùng ven DMZ là việc nhà nước đã lập khu định cư vào giữa thập niên 1970 và sau đó những người chủ đất đều thắng. Những tranh chấp khác xuất hiện vào năm 1983, khi tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là ông Chun Doo-hwan ban hành một đạo luật đặc biệt, giải quyết tranh chấp trong phần đất đai phía Bắc vĩ tuyến 38 mà Hàn Quốc đã chiếm được thêm sau cuộc chiến Triều Tiên. (Sau thế chiến thứ II (1945), ranh giới hai miền Nam Bắc được quy định tại vĩ tuyến 38 nhưng sau cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953) đường ranh này có thay đổi chút ít).

 

Theo đạo luật nói trên, để chứng nhận quyền sở hữu đất, đương sự cần có giấy tờ chứng minh hoặc 3 nhân chứng. Một hội đồng gồm công chức nhà nước và nhân sĩ địa phương sẽ phán xét. Đến năm 1993, chính quyền cho điều tra hàng chục người tình nghi tìm cách chứng nhận sở hữu một cách bất hợp pháp hơn 520 ha đất. Từ đó, một đạo luật đặc biệt được ban hành để điều chỉnh lại vấn đề tranh chấp.

 

Từ sau hội nghị liên Triều năm 2000, cơn sốt đất luôn có dịp tái sinh. Một người đàn ông họ O, 65 tuổi, kể rằng trong gia đình ông có người đã sở hữu gia tài lớn vì bán đất thừa kế. Tuy nhiên, ông này nói thêm: “Thật buồn cười cho những người đi mua các mảnh đất mà họ không thể đặt chân đến”.

 

Các nhà đầu cơ thường đi từ làng này sang làng khác hoặc tra cứu tư liệu từ thời thực dân Nhật Bản (1910-1945). Nếu khu vực phía Tây DMZ, các giao dịch chuyển nhượng đất đai đã giảm từ năm 2005 thì cơn sốt đầu cơ lại chạy sang phía Đông. Giá đất nơi này đã tăng gấp 10 lần chỉ trong vài năm qua.

 

Theo Trúc Lâm

Người Lao động/Han Kyoreh 21

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm