1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Không tặc đeo đai bom khống chế máy bay Ai Cập chở 88 người

(Dân trí) - Một máy bay của hãng hàng không Ai Cập EgyptAir chở 88 người đã bị không tặc khống chế và bị buộc hạ cánh xuống Cộng hòa Síp hôm nay 29/3. Sau khi máy bay tiếp đất, nghi phạm đã bắt giữ nhiều người làm con tin trong nhiều giờ, trước khi bị lực lượng an ninh tóm cổ.

- Máy bay của hãng EgyptAir bị không tặc không chế khi đang trên đường từ Alexandria tới Cairo (Ai Cập)

- Nghi phạm mang vũ khí

- Tên không tặc buộc máy bay hạ cánh xuống đảo Síp

- Máy bay được cho là chở 81 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn

- Sau vài giờ bắt giữ các con tin, nghi phạm đã đầu hàng giới chức đảo Síp. Tất cả các hành khách trên máy bay đều an toàn.

Quay được cảnh người chui ra từ cửa sổ buồng lái máy bay EgyptAir


Hình ảnh được cho là nghi phạm (trái) và chiếc máy bay bị khống chế tại sân bay ở Cộng hòa Síp (Ảnh: Telegrap)

Hình ảnh được cho là nghi phạm (trái) và chiếc máy bay bị khống chế tại sân bay ở Cộng hòa Síp (Ảnh: Telegrap)

19h15

Chính phủ Síp xác nhận kẻ không tặc đã đầu hàng giới chức tại sân bay Larnaca và tất cả các hành khách trên khoang đều an toàn, kết thúc vụ bắt cóc con tin kịch tính.

Truyền hình quốc gia Cộng hòa Síp đã quay cảnh nghi phạm đi ra từ chiếc máy bay với 2 tay giơ lên cao.


Nghi phạm (trái) tuyên bố đeo đai bom khi khống chế máy bay

Nghi phạm (trái) tuyên bố đeo đai bom khi khống chế máy bay

18h55

Hãng hàng không EgyptAir chính thức tuyên bố vụ khống chế máy bay đã kết thúc, tất cả các con tin được phóng thích và nghi phạm bị bắt giữ.

Không tặc đeo đai bom khống chế máy bay Ai Cập chở 88 người - 3

18h50

Bộ Ngoại giao Cộng hòa Síp cho biết vụ việc đã kết thúc và nghi phạm đã bị bắt giữ.

18h30

Việc đàm phán với kẻ bắt cóc để giải thoát 7 con tin còn lại vẫn đang tiếp diễn.

Không tặc đeo đai bom khống chế máy bay Ai Cập chở 88 người - 4

Không tặc đeo đai bom khống chế máy bay Ai Cập chở 88 người - 5


Lực lượng an ninh tại hiện trường (Ảnh: AFP)

Lực lượng an ninh tại hiện trường (Ảnh: AFP)

17h40

Bộ Ngoại giao Cộng hòa Síp đã công bố danh tính của nghi phạm không chế máy bay Ai Cập. Theo đó, kẻ này được xác định là Seif Eldin Mustafa. Hiện chưa có thêm thông tin về nhân vật này.

17h30

Chính phủ Ai Cập đã lên tiếng xin lỗi ông Ibrahim Samaha, một giáo sư về thuốc thú ý, vì nhầm ông này là nghi phạm không tặc máy bay của hãng EgyptAir.

17h16

Reuters dẫn nguồn tin truyền thông Síp cho biết, tên không tặc đã đưa ra một yêu cầu mang mục đích chính trị, theo đó đòi thả một số nữ tù nhân ở Ai Cập. Tuy nhiên, hiện thông tin này chưa được giới chức năng xác thực.


Nghi phạm được cho là vẫn đang khống chế 7 người trên máy bay (Ảnh: Twitter)

Nghi phạm được cho là vẫn đang khống chế 7 người trên máy bay (Ảnh: Twitter)

17h03

Kênh truyền hình Sigma của Síp cho biết, vợ cũ của tên không tặc đã đến sân bay cùng với một đứa con nhỏ để thuyết phục y. Được biết, người phụ nữ này sống ở ngôi làng Oroklini của Síp. Trước đó, tên không tặc đã yêu cầu được gửi một lá thư cho vợ, cần một biên dịch viên và được tị nạn chính trị tại Síp.

17h

Người phát ngôn của Tổng thống Ai Cập đính chính tên của nghi phạm khống chế máy bay MS181 của EgyptAir là Seif El Din Mustafa, một công dân Ai Cập. Trước đó truyền thông Ai Cập nói rằng, không tặc là một người đàn ông có tên Ibrahim Samaha mang hai quốc tịch Ai Cập và Mỹ.

16h43

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, hiện còn quá sớm để kết luận các sân bay Ai Cập đã an toàn để nối lại các chuyến bay giữa Nga và Ai Cập, ít nhất là cho đến khi vụ việc của máy bay MS181 được điều tra làm sáng tỏ.


Các hành khách rời khỏi chiếc máy bay bị không chế (Ảnh: AFP)

Các hành khách rời khỏi chiếc máy bay bị không chế (Ảnh: AFP)

16h30

Ai Cập tiến hành họp báo về vụ khống chế máy bay EgyptAir. Một quan chức Ai Cập xác nhận, một người đàn ông tuyên bố có mang theo một đai nổ đã khống chế máy bay hạ cánh xuống sân bay ở Síp. Có 55 hành khách trên máy bay mang nhiều quốc tịch khác nhau. Hiện trên máy bay còn 7 người gồm cơ trưởng, cơ phó, một tiếp viên nữ, một nhân viên an ninh và 3 hành khách. Quan chức này nói thêm, hiện chưa rõ hoặc ít nhất chưa công bố những đòi hỏi của tên không tặc.

Tại cuộc họp báo, một quan chức Bộ Ngoại giao Ai Cập nói rằng: "Hắn không phải là một tên khủng bố, hắn là một kẻ khờ". Bình luận được đưa ra sau khi có thông tin cho rằng tên không tặc khống chế máy bay do khúc mắc với vợ cũ.

Ai Cập họp báo về vụ cướp máy bay của EgyptAir

16h21

Theo BBC Television, Ibrahim Samaha, người mà truyền thông Ai Cập trước đó cho rằng là không tặc khống chế máy bay EgyptAir, lên tiếng bác bỏ thông tin và nói rằng anh thực tế chỉ là một hành khách trên máy bay.

"Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi lên máy bay và rất ngạc nhiên khi các nhân viên phi hành đoàn thu lại toàn bộ thị thực của chúng tôi, một điều khá bất thường trên một chuyến bay nội địa. Sau một hồi, chúng tôi nhận ra rằng máy bay đang di chuyển lên tọa độ cao hơn. Sau đó chúng tôi mới biết là máy bay đang bay về hướng Síp. Đầu tiên phi hành đoàn nói với chúng tôi rằng đó là do máy bay có vấn đề, nhưng sau đó chúng tôi mới biết là máy bay bị cướp", hành khách tên Ibrahim Samaha nói.

16h17

Gia đình của Ibrahim Samaha lên tiếng cho biết y không ổn định về thần kinh.Y được cho là Ibrahim Samaha này mang hai quốc tịch là Ai Cập và Mỹ.

16h08


Các hành khách tập trung tại một khu vực sau khi được thả khỏi máy bay (Ảnh: Telegraph)

Các hành khách tập trung tại một khu vực sau khi được thả khỏi máy bay (Ảnh: Telegraph)

Theo BBC, toàn bộ hành khách trên máy bay bị không tặc đã được phóng thích. Hiện chỉ còn một mình nghi phạm trên khoang.

15h51

Thông tin từ các nhân chứng cho biết, nghi phạm đã yêu cầu cơ quan chức năng chuyển một bức thư tới vợ cũ của y tại đảo Síp. Bức thư viết bằng tiếng Ả rập được ném xuống sân bay. Hãng thông tấn AFP dẫn lời giới chức đảo Síp xác nhận nghi phạm đòi gặp lại vợ cũ, và người này đã được đưa tới sân bay.

15h44


Hành khách lần lượt được phóng thích khỏi máy bay Ai Cập. (Ảnh: Telegraph)

Hành khách lần lượt được phóng thích khỏi máy bay Ai Cập. (Ảnh: Telegraph)

Bộ Ngoại giao Ai Cập cho rằng, dựa vào động cơ khống chế máy bay có thể thấy đai nổ mà tên không tặc mang theo có thể chỉ là đồ giả. Trong khi đó, theo tờ Strait Times, Tổng thống Cộng hòa Síp Nico Anastasiades cho biết vụ không tặc không liên quan đến khủng bố.

15h40

BBC dẫn thông tin từ truyền thông đảo Síp cho biết đã có thêm một số con tin rời máy bay.

Hãng thông tấn AFP cho biết có 5 người, trông như thành viên phi hành đoàn, đã rời máy bay.

15h35

Giám đốc sân bay Alexandria, ông Hossni Hassan, cho biết có 26 người nước ngoài trên máy bay, gồm 8 người Mỹ, 4 người Anh, 4 người Hà Lan, 2 người Bỉ, 1 người Pháp, 1 người Ý, 2 người Hy Lạp và 1 người Syria.

Ông Hassan nói thêm rằng 3 người nước ngoài khác hiện chưa được xác định danh tính.


Truyền hình quốc gia Ai Cập công bố hình ảnh được cho là của tên không tặc (Ảnh: Telegraph)

Truyền hình quốc gia Ai Cập công bố hình ảnh được cho là của tên không tặc (Ảnh: Telegraph)


Hình ảnh cho thấy các hành khách rời chiếc máy bay bị không tặc (Ảnh: Twitter)

Hình ảnh cho thấy các hành khách rời chiếc máy bay bị không tặc (Ảnh: Twitter)

15h15

Tờ Telegraph dẫn lời ông Hosni Hassan, tổng giám đốc của sân bay Burg al-Arab, Ai Cập cho biết, nghi phạm là một sinh viên ngành y tại Đại học Atlanta, Mỹ. Cảnh sát đảo Síp đang đưa người vợ cũ của nghi phạm tới sân bay để gặp mặt, theo yêu cầu của tên này.

Hiện toàn bộ sân bay Larnaca đã bị phong tỏa.


Các hành khách tập trung tại một góc sân bay sau khi ra khỏi chiếc máy bay bị khống chế (Ảnh: Twitter)

Các hành khách tập trung tại một góc sân bay sau khi ra khỏi chiếc máy bay bị khống chế (Ảnh: Twitter)

15h

Kênh Sky News cho biết, nghi phạm muốn được tị nạn chính trị, và yêu cầu có phiên dịch. Ngoài ra, tên này còn yêu cầu được gửi thư cho một bé gái người Síp gốc Hy Lạp.

Theo CNN, kẻ không tặc tuyên bố có thuốc nổ. Tuy nhiên, giới chức đảo Síp nghi ngờ điều này.

Video các hành khách được phóng thích từ máy bay

14h55

Thông tin từ giới chức đảo Síp cho biết, việc phóng thích phần lớn hành khách là kết quả của quá trình đàm phán với kẻ không tặc. Theo truyền hình nhà nước Ai Cập, nghi phạm có thể là Ibrahim Samaha, công dân Ai Cập.

Tờ Independent của Anh cho biết, ban đầu tên này đòi phi công lái máy bay tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các phi công cho biết máy bay không đủ nhiên liệu.

14h45

Hãng tin AP dẫn thông tin từ giới chức đảo Síp cho biết có tổng cộng 56 người đã được kẻ không tặc phóng thích.

Tờ Telegraph dẫn thông tin từ báo giới Ai Cập cho biết, có 3 người Anh, một người Ý, một người Ai Len vẫn bị khống chế.


Các hành khách rời khỏi chiếc máy bay bị khống chế (Ảnh: Sky News)

Các hành khách rời khỏi chiếc máy bay bị khống chế (Ảnh: Sky News)

14h40

Hãng hàng không Egyptair cho biết còn 4 khách nước ngoài và phi hành đoàn gồm 7 người vẫn bị khống chế trên máy bay.


Máy bay thực hiện lộ trình từ Alexandria tới Cairo đã bị khống chế hạ cánh xuống đảo Síp (Đồ họa: AFP)

Máy bay thực hiện lộ trình từ Alexandria tới Cairo đã bị khống chế hạ cánh xuống đảo Síp (Đồ họa: AFP)

14h35

Telegraph đưa tin toàn bộ hành khách trên máy bay đã được phóng thích, ngoại trừ 5 người nước ngoài.

Truyền thông Ai Cập đưa tin kẻ không tặc có tên Ibrahim Samaha.


Chiếc máy bay bị khống chế tại sân bay đảo Síp (Ảnh: AFP)

Chiếc máy bay bị khống chế tại sân bay đảo Síp (Ảnh: AFP)

14h30

Theo kênh Sputnik của Nga, có ít nhất 50 hành khách trên máy bay đã được phóng thích.

Không tặc đeo đai bom khống chế máy bay Ai Cập chở 88 người - 17


Chiếc máy bay bị không tặc hạ cánh xuống sân bay Larnaca thuộc Cộng hòa Síp (Ảnh: Reuters)

Chiếc máy bay bị không tặc hạ cánh xuống sân bay Larnaca thuộc Cộng hòa Síp (Ảnh: Reuters)

14h23

Kênh truyền hình Alarabiya dẫn thông báo từ Bộ hàng không dân dụng Ai Cập cho biết: "Chiếc Airbus A-320, chở theo 81 hành khách, trên lộ trình giữa Alexanderia và Cairo đã bị không tặc khống chế. Phi công cho biết một hành khách nói với ông ta rằng có áo khoác gài chất nổ, và đã buộc máy bay hạ cánh xuống đảo Síp".

Máy bay đã liên lạc với cơ quan kiểm soát không lưu tại đảo Síp, lúc 5h30 GMT, và máy bay đã được cho phép hạ cánh khoảng 20 phút sau đó.

Theo thông tin từ hãng hàng không EgyptAir, quá trình thương lượng với kẻ khống chế máy bay đã bắt đầu.

Máy bay Ai Cập chở 80 người bị không tặc

14h20

Người phát ngôn cảnh sát đảo Síp tin rằng có "khoảng 80 người" trên máy bay.

Thông tin từ báo giới Ai Cập cho biết, trên chuyến bay có 8 hành khách người Anh và 10 hành khách người Mỹ.

14h

Tờ Telegraph của Anh cho biết giới chức đảo Síp đã lập 2 trung tâm chỉ huy để ứng phó với vụ việc.


Một máy bay của hãng EgyptAir (Ảnh: Stuff)

Một máy bay của hãng EgyptAir (Ảnh: Stuff)

Các nguồn tin chính phủ Ai Cập và hãng hàng không EgyptAir cho biết chuyến bay nội địa từ Alexandria tới Cairo đã bị ít nhất một tên không tặc có vũ trang khống chế. Chúng đã buộc máy bay hạ cánh xuống sân bay Larnaca thuộc Cộng hòa Síp.

Theo kênh RT của Nga, chuyến bay bị không tặc khống chế vừa hạ cánh xuống đảo Sip, mang số hiệu MS181, khi đang trên đường từ Alexandria tới Cairo, Ai Cập.


Máy bay EgyptAir đã hạ cánh xuống đảo Síp (Ảnh: Sky News)

Máy bay EgyptAir đã hạ cánh xuống đảo Síp (Ảnh: Sky News)

Thông tin từ giới chức đảo Síp cho biết phi công của chuyến bay bị khống chế bởi một hành khách có mang đai thuốc nổ.

Reuters dẫn thông báo của Đài phát thanh quốc gia Cộng hòa Síp cho biết, trên máy bay có từ 80 - 81 người. Tuy vậy con số này chưa nhất quán, khi có một số thông tin khẳng định máy bay chở hơn 60 người, gồm 55 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn.


Máy bay thực hiện lộ trình từ Alexandria tới Cairo đã bị khống chế hạ cánh xuống đảo Síp (Đồ họa: AP)

Máy bay thực hiện lộ trình từ Alexandria tới Cairo đã bị khống chế hạ cánh xuống đảo Síp (Đồ họa: AP)

Theo kênh Sky News, 20 hành khách đã được phóng thích khỏi máy bay. Hãng tin AP cho biết những hành khách được phóng thích đều là phụ nữ và trẻ em.

CNN dẫn thông báo của Bộ hàng không dân dụng Ai Cập cho biết có ít nhất 81 người trên chuyến bay.

Hiện chưa có thông tin về chất nổ.

An Bình-Thanh Tùng-Đoàn Phương