Khẩn trương cứu lửa, dù nước gần hay xa
"Bảo hộ công dân" có thể là cụm từ quen thuộc với rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng hiểu được nỗi vất vả của các cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài trong triển khai công tác này. Đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp liên quan đến công dân Việt Nam tại nước ngoài.
Chưa rõ thông tin vẫn lên đường
"Có thuyền viên nghi là người Việt tử nạn ở vùng biển thuộc Malaysia", "bệnh viện Kota Tinggi"... là những từ khoá thông tin mà chiều muộn ngày 13/7, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Malaysia nhận được từ cơ quan chức năng nước này. Phía bạn cũng khẳng định sẽ cung cấp thông tin xác minh sớm nhất có thể tới ĐSQ và để lại số điện thoại liên hệ. Ngay sau khi nhận được tin báo, ĐSQ đã gửi công hàm về Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) thông báo tình hình và giữ liên lạc với cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin.
Do sự gấp gáp này mà ngay khi đến Kota Tinggi, dù xác định được chắc chắn những người bị nạn là người Việt nhưng đại diện ĐSQ đã không được bệnh viện cho phép tiếp cận ngay với các thuyền viên vì chưa có sự đồng ý của lực lượng chức năng Malaysia. Vậy là, một mặt, Đại sứ Phạm Cao Phong đã trực tiếp liên hệ với Bộ Ngoại giao bạn để nhờ can thiệp, mặt khác, tại Kota Tinggi, ông Trần Quang Huy lập tức thu thập các thông tin liên quan đến ba người tử nạn, một thuyền viên đang được điều trị tại đây và một thuyền viên khác - do bị thương nặng hơn - đã được chuyển tới bệnh viện Johor Bharu - cách đó khoảng 60km.
Theo thông tin ĐSQ có được, chiếc tàu treo cờ Panama mang tên MV Hi Ram chở gỗ từ bang Sarawak, Malaysia đến bang Gujarat, phía Tây Bắc Ấn Độ. Đây là hãng tàu của một chủ tàu người Singapore, với toàn bộ 23 thuyền viên trên tàu là người Việt, do một công ty cung ứng thuyền viên Việt Nam, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
Trên đường đi, ngày 12/7, khi tàu đang chuẩn bị ghé cảng Johor, phía Nam Malaysia để tiếp nhiên liệu thì các thuyền viên phát hiện hầm chứa hàng bị ngập nước. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Quang xuống mở cửa hầm để kiểm tra thì bị ngất do khí độc từ đồ gỗ bốc ra. Sau đó, thuyền phó và một thuyền viên khác đều lần lượt bị ngất khi xuống kiểm tra hầm hàng. Khoảng 30 phút sau, khi phát hiện sự cố, hai thuyền viên Lưu Đức Thanh và Nguyễn Văn Quảng đeo mặt nạ phòng độc xuống để hỗ trợ thì mặt nạ bị rơi trong quá trình đưa các nạn nhân ra khỏi hầm đã khiến hai thuyền viên này bị ngất, dẫn tới chấn thương. Sự cố xảy ra khi tàu MV Hi Ram cách cảng Johor hơn 4 hải lý. Khi tàu tuần tra của lực lượng chấp pháp biển Malaysia (MMEA) đến nơi thì ba thuyền viên đã tử vong.
Ông Trần Quang Huy cho biết: "Ngoài ba thuyền viên tử nạn, hiện được bảo quản tại kho lạnh Bệnh viện Kota Tinggi thì hai thuyền viên khác đang được điều trị, rất cần hỗ trợ trong việc chăm sóc, cũng như cung cấp các thông tin khi cần".
Vậy là, trong suốt một ngày dài "trực chiến" tại bệnh viện Kota Tinggi, thậm chí đưa cơm cho thuyền viên bị thương, vừa tất bật liên hệ với cơ quan chức năng bạn để có thêm thông tin, ông Trần Quang Huy vừa phối hợp với đại diện của công ty phái cử lao động Việt Nam để giải quyết vụ việc, đồng thời liên hệ với cộng đồng người Việt tại Kota Tinggi đề nghị hỗ trợ chăm sóc thuyền viên Lưu Đức Thanh trong tình trạng không tiền bạc, không đồ đạc cá nhân. Ông cho biết: "Sáng 15/7, thuyền viên Lưu Đức Thanh đã được xuất viện và trở lại tàu. Riêng nạn nhân Nguyễn Văn Quảng, do tình trạng chấn thương sâu nên các bác sĩ tại bệnh viện Johor Bharu cho biết, anh phải điều trị trong ít nhất 1-2 tuần nữa".
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi một sự kiện xảy ra, dư luận có thể tiếp cận rất nhiều nguồn tin, chính thức và không chính thức, chính xác hoặc đã bị bóp méo. Nhờ theo dõi sát sao dư luận lao động người Việt ở sở tại, ĐSQ Việt Nam tại UAE đã nắm được tình hình và phán đoán trước diễn biến sự việc. Ngay lập tức, ĐSQ cử các cán bộ một mặt theo dõi thông tin, vận động, thuyết phục người lao động, mặt khác làm việc với phía bạn để tránh xảy ra bạo loạn lớn, đảm bảo an toàn tính mạng cho phiên dịch. Nhờ ĐSQ vào cuộc kịp thời, quyết liệt nên tình hình đã sớm được kiểm soát, phiên dịch được đưa đến nơi an toàn và những lao động cầm đầu gây bạo loạn cũng được tách riêng để xử lý.
Trong hợp đồng giữa EGSS và NLĐ Việt Nam cũng thể hiện rõ tại Điều 9 về thời hạn và chấm dứt hợp đồng: “Hợp đồng của LĐ với EGSS có thời hạn là ba năm và có hiệu lực cho đến khi một bên gửi văn bản yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước một tháng cho bên kia”. Và trước khi chấm dứt hợp đồng, phía EGSS đã gửi văn bản trước một tháng cho người lao động. Như vậy, về mặt pháp lý, EGSS hoàn toàn tuân thủ quy định của hợp đồng lao động đã ký kết.